Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí (Kì thứ hai) - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm):

Thời gian ngày đêm và góc chiếu sáng ở các vĩ tuyến trên Trái Đất thay đổi như thế nào vào ngày 21/3 và ngày 23/9? Giải thích.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí (Kì thứ hai) - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ hai - Năm học 2014 – 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 26/11/2014
(Thời gian 180 phút không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm):
Thời gian ngày đêm và góc chiếu sáng ở các vĩ tuyến trên Trái Đất thay đổi như thế nào vào ngày 21/3 và ngày 23/9? Giải thích.
Câu 2 (2,5 điểm):	
So sánh sự khác nhau giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp?
Câu 3 (4,0 điểm): Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Cho biết khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
b) Chứng minh địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu nước ta.
Câu 4 (6,0 điểm): Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với việc làm ở nước ta hiện nay.
b) So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 5 (6,0 điểm):
Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2010
 (Đơn vị: Nghìn ha)
 Năm
 Cây công nghiệp
1990
1995
2000
2005
2010
Cây công nghiệp hàng năm
542,0
716,7
778,1
861,5
797,6
Cây công nghiệp lâu năm
657,3
902,3
1 451,3
1633,6
2 010,5
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 1990 – 2010.
b) Nhận xét và giải thích xu hướng biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn trên. 
c) Giải thích tại sao thị trường là khó khăn lớn đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm của nước ta hiện nay.	
	.. Hết 	
Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí trong phòng thi.
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh: .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ hai - Năm học 2014 – 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 26/11/2014
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5điểm)
Thời gian ngày đêm và góc chiếu sáng các vĩ tuyến trên Trái Đất 1,5đ
thay đổi vào ngày 21/3 và ngày 23/9. Nguyên nhân. 
- Thời gian chiếu sáng: Ngày 21/3 và 23/9, tất cả các vĩ tuyến trên Trái Đất đều có thời gian ngày dài bằng đêm. Vì vào các ngày này, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt Trái Đất tại Xích Đạo.
- Góc chiếu sáng: Giảm dần từ Xích Đạo về hai Cực. Vì Trái Đất hình cầu, các vĩ tuyến khác nhau có góc chiếu sáng khác nhau.
- Các vĩ tuyến đối xứng nhau qua Xích Đạo có góc chiếu sáng bằng nhau. Tại Xích Đạo có góc chiếu sáng lớn nhất bằng 90o, các vĩ tuyến còn lại có góc chiếu nhỏ hơn 90o.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(2,5điểm)
So sánh sự khác nhau giữa SX công nghiệp với SX nông nghiệp. 2,5đ
- Đối tượng lao động:
+ Nông nghiệp: Cây trồng, vật nuôi.
+ Công nghiệp: Khoáng sản
- Tư liệu sản xuất:
+ Nông nghiệp: Đất trồng
+ Công nghiệp: Máy móc, thiết bị
- Mức độ phụ thuộc vào tự nhiên:
+ Nông nghiệp: Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
+ Công nghiệp: Ít phụ thuộc vào tự nhiên.
- Các giai đoạn sản xuất:
+ Nông nghiệp: Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tuân theo quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.
+ Công nghiệp: Gồm hai giai đoạn, có thể tiến hành đồng thời và cách xa nhau về mặt không gian.
- Phân bố:
+ Nông nghiệp: Phân bố phân tán trong không gian.
+ Công nghiệp: Có tính tập trung cao.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(4,0 điểm)
a. Tác động của khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. 1,0đ	
- Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp vào nước ta (thời gian, đặc điểm của khối khí, hướng di chuyển).
- Tác động:
+ Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Gây hiện tượng phơn khô, nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc...
+ Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Chứng minh địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu nước ta 3,0đ
Địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu nước ta qua độ cao, hướng nghiêng, hướng núi, hướng sườn:
- Độ cao địa hình:
+ Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu nước ta được bảo toàn.
+ Địa hình đồi núi làm khí hậu nước ta phân hóa theo độ cao (DC)
- Hướng nghiêng địa hình: Tây Bắc – Đông Nam thấp dần ra biển kết hợp với hướng gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong đất liền làm khí hậu nước ta mang đặc tính hải dương, điều hòa hơn.
- Hướng núi làm khí hậu nước ta có sự phân hóa Bắc – Nam, Đông – Tây:
+ Hướng vòng cung:
. Các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ, làm cho vùng Đông Bắc có một mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và lạnh sâu sắc nhất nước ta.
. Hướng vòng cung của các dãy Trường Sơn Nam song song với hướng gió, khiến nhiều địa phương có lượng mưa thấp.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam:
. Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn làm Tây Bắc có một mùa đông đỡ lạnh và ngắn hơn Đông Bắc.
. Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với hướng gió Tây Nam làm Tây Nguyên và Đông Trường Sơn có mùa mưa và mùa khô lệch pha nhau (DC). 
+ Hướng Tây – Đông của Hoành Sơn, Bạch Mã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam làm cho nền nhiệt phía nam lớn hơn phía bắc, đồng thời là ranh giới của các miền, vùng khí hậu nước ta.
- Hướng sườn: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít (DC)
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
Câu 4
(6,0 điểm)
a. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với 1,0đ
việc làm ở nước ta hiện nay.
- Khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ. 
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( theo ngành và lãnh thổ) ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm ở nước ta:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề và dịch vụ ® góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn.
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở thành thị tạo ra nhiều việc làm mới, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Trung Du miền 5,0đ
 Núi Bắc Bộ (TDNMBB)và Đông Nam Bộ (ĐNB).
* Giống nhau:
Về quy mô:
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn cả nước.
- Có mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao. 
Về hướng chuyên môn hoá: 
 Cả hai vùng chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm và đạt hiệu quả kinh tế cao với hướng chuyên môn hóa này. Tuy nhiên, cây công nghiệp hàng năm cũng khá phổ biến.
Về điều kiện phát triển:
- Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là thế mạnh về khí hậu và đất đai. Đều phải quan tâm giải quyết khó khăn về nước tưới trong mùa khô.
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Cả hai vùng đều được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển cây công nghiệp lâu năm. Đều có các chính sách về phát triển cây công nghiệp. Thu hút được một số dự án đầu tư ở trong và ngoài nước.
* Khác nhau:
Về quy mô: 
- ĐNB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. 
- TDMNBB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước.
Về hướng chuyên môn hoá: 
- ĐNB chủ yếu là các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, mía,). Trong đó, cây công nghiệp quan trọng nhất là cao su.
-TDMNBB chủ yếu cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, trẩu, hồi,). Trong đó, cây công nghiệp quan trọng nhất là chè.
Về điều kiện sản xuất:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: ĐNB có địa hình vùng đồi lượn sóng khá bằng phẳng. TDMNBB có đồi núi và cao nguyên, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn hơn. 
+ Đất đai: ĐNB chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc ma. TDMNBB chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá vôi, đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác. 
+ Khí hậu: ĐNB có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ khá cao và ổn định, có hai mùa mưa, khô rõ rệt. TDMNBB khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư, lao động: ĐNB có dân cư đông, trình độ sản xuất cao hơn.TDMNBB có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, trình độ thâm canh còn thấp.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng: ĐNB tốt nhất cả nước, có các trung tâm công nghiệp lớn, thu hút được nhiều đầu tư. TDMNBB còn nghèo về cơ sở vật chất – kĩ thuật; cơ sở hạ tầng yếu kém, xa các trung tâm công nghiệp lớn.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5
(6,0điểm)
a. Vẽ biểu đồ. 1,5đ
- Vẽ biểu đồ cặp cột (các biểu đồ khác không cho điểm).
- Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ (Có tên biểu đồ, có chú giải..).
Mỗi ý sai hoặc thiếu trừ 0,25 điểm
1,5đ
b. Nhận xét, giải thích xu hướng biến động diện tích gieo trồng 3.0đ
cây công nghiệp.
Giai đoạn 1990 – 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng mạnh, mức độ tăng khác nhau: 
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục và nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm (DC).
Vì:
+ Cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng, khả năng mở rộng diện tích hạn chế. Cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở vùng trung du, cao nguyên, đồi núi nên khả năng mở rộng diện tích lớn.
+ Cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao và có thị trường trong và ngoài nước lớn hơn cây công nghiệp hàng năm.
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm, không ổn định:
+ Giai đoạn 1990 - 2005: Diện tích cây công nghiệp hàng năm tốc độ tăng khá nhanh (DC). 
Nguyên nhân: Trong giai đoạn này, một số cây công nghiệp như dâu tằm, mía, bông, đậu tương được trồng thí điểm trên đất đồi trung, đất cao nguyên và đạt năng suất rất cao nên diện tích được mở rộng nhanh chóng.
+ Giai đoạn 2005 - 2010: Diện tích cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm dần (DC). 
Nguyên nhân: Cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng, khả năng mở rộng diện tích hạn chế. Trong giai đoạn này, một phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư do quá trình CNH – ĐTH, hoặc do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài ra, còn do sự biến động của thời tiết và thị trường.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0.25đ
c. Giải thích tại sao thị trường là khó khăn lớn đối với vấn đề 1,5đ
phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay.
- Thị trường là động lực cho sự phát triển cây công nghiệp, ảnh hưởng tới qui mô sản xuất và hướng chuyên môn hóa.
- Thị trường đòi hỏi phải nâng cao trình độ sản xuất và chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh, trong khi đó điều kiện sản xuất cây công nghiệp lâu năm nước ta còn nhiều hạn chế.
- Trong thời gian qua, thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp lâu năm có nhiều biến động (nhất là thị trường cà phê) gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển cây công nghiệp.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
	-----------Hết-----------	

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_dia_li_ki_thu_hai.doc
Bài giảng liên quan