Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)

a) Trên Trái Đất biên độ dao động nhiệt trong ngày và trong năm thay đổi theo vĩ độ địa lí như thế nào? Giải thích nguyên nhân.

 b) Trong một năm số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT (lần 1)
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Địa Lí - Bài thi số 02
Thời gian làm bài 180' không kể thời gian giao đề
( Đề có 6 câu trong 1 trang )
Câu 1: ( 2,0 điểm )
	a) Trên Trái Đất biên độ dao động nhiệt trong ngày và trong năm thay đổi theo vĩ độ địa lí như thế nào? Giải thích nguyên nhân.
	b) Trong một năm số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân.
Câu 2: ( 4,5 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 3: ( 2,0 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh và giải thích sự khác nhau về chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu 4: ( 3,0 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. Cho biết địa hình đã ảnh hưởng đến khí hậu vùng núi Tây Bắc như thế nào?
Câu 5: ( 4,5 điểm ) Cho bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1998-2007
Năm
Tổng số dân
( Triệu người )
Số dân thành thị
( Triệu người )
Tốc độ tăng dân số
( % )
1998
75,5
17,5
1,55
2001
78,7
19,5
1,35
2003
80,9
20,9
1,47
2005
83,1
22,3
1,31
2007
85,2
23,4
1,21
 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta trong giai đoạn 1998-2007.
 b) Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số nước ta qua biểu đồ.
Câu 6: ( 4,0 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn chủ yếu đối với phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
HẾT
Chú ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ..................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.............................................................................................
 Giám thị 2:.............................................................................................
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT LẦN I
Bài thi số 2 - Môn Địa Lí
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,0 điểm
a/ Sự thay đổi biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày theo vĩ độ địa lí
- Biên độ nhiệt năm càng lên vĩ độ cao càng tăng dần.
 • Do càng về vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn. 
- Biên độ nhiệt trong ngày càng lên vĩ độ cao càng giảm dần.
 • Do càng lên vĩ độ cao, sự chênh lệch về góc nhập xạ trong ngày càng giảm. 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b/ *Số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. 
- Tại Chí tuyến Bắc và Nam (23027’): Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần trong năm.
- Khu vực nằm giữa 2 Chí tuyến B và N: Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm.
- Khu vực nằm giữa Chí tuyến và Cực (Ở 2 bán cầu) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.
* Giải thích nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu, trong khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, địa trục luôn nghiêng một góc (66033’) so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. -> có hiện tượng trên.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
4,5 điểm
 So sánh và giải thích sự khác nhau về khí hậu giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
- Khái quát: Hà Nội và TPHCM nằm trong 2 miền khí hậu khác nhau (DC), nên có đặc điểm khí hậu khác nhau.
-Chế độ nhiệt:
 + Hà Nội: Có nhiệt độ trung bình năm thấp (DC), biên độ nhiệt năm cao (DC), có tới 3 thàng nhiệt độ dưới 200C, một cực đại trong biến trình nhiệt năm ...
 + TPHCM: Có nhiệt độ trung bình năm cao hơn (DC), không có tháng nào dưới 20 0C, biên độ nhiệt năm thấp (DC), có 2 cực đại trong biến trình nhiệt năm.
 Giải thích do:
 + Hà Nội nằm ở vĩ độ cao, nên có góc nhập xạ nhỏ hơn, chênh lệch góc nhập xạ trong năm lớn hơn, lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp; khoảng cách giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh gần nhau -> chỉ có 1 cực đại nhiệt độ.
 + TPHCM nằm gần Xích Đạo, nên có góc nhập xạ lớn, chênh lệch góc nhập xạ trong năm nhỏ, lại không chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB; Khoảng cách giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh xa nhau -> nên có 2 lần cực đại. 
- Chế độ mưa: 
 + Hà Nội có tổng lượng mưa nhỏ hơn, mùa mưa ngắn hơn (5 tháng từ 5-10), tháng mưa cực đại là tháng 8 ... . Ở Hà Nội mùa khô đỡ khắc nghiệt hơn TPHCM.
 + TPHCM có tổng lượng mưa lớn hơn, mùa mưa kéo dài hơn tới 6 tháng, tháng mưa cực đại là tháng 9, có mùa khô roõ rệt hơn.
 Giải thích do:
 + Hà Nội nằm xa biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ và hội tụ nhiệt đới yếu hơn, mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa ĐB gây mưa phùn vào nửa cuối mùa -> nên đỡ khắc nghiệt hơn. 
 + TPHCM nằm gần biển, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa TN và hoạt động của giải hội tụ nhiệt đới, nên có lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài hơn. Do ảnh hưởng của gió tín phong ĐB, nên mùa khô sâu sắc hơn Hà Nội.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
2,0 điểm
 Sự khác nhau về chế độ nước của sông Hồng, sông Cửu Long,giải thích
- Tổng lượng nước: Sông Cửu Long có lượng nước lớn gấp nhiều lần so với sông Hồng.
 Giải thích: Do sông Cửu Long dài hơn, có diện tích lưu vực lớn hơn nhiều so với sông Hồng, nên lượng nước cung cấp hàng năm để mang ra biển lớn hơn....
- Thủy chế của sông Cửu Long điều hòa hơn, lũ lên chậm, mùa lũ kéo dài hơn, đỉnh lũ rơi vào tháng 10 ...
 • Còn sông Hồng chế độ nước thất thường hơn, lũ dâng nhanh, mùa lũ ngắn hơn, đỉnh lũ rơi vào tháng 8... 
 Giải thích: 
 + Sông Hồng:
- Có diện tích lưu vực dạng tròn, mùa mưa khá tập trung trong một số tháng mùa hạ, lại có thể diễn ra trên cả lưu vực.
- Sông chảy qua vùng địa hình cao -> độ dốc lớn, trên lưu vực rừng đã bị tàn phá nhiều, hình thái sông có dạng lan quạt nên khi mưa nước lũ dâng nhanh.
 + Sông Cửu Long:
- Diện tích lưu vực trải dài, độ dốc lòng sông nhỏ, lại có nhiều cửa sông đổ ra biển giúp nước thoát nhanh ra biển.
- Hình thái sông dạng lông chim, trên lưu vực rừng còn nhiều, lại có sự điều tiết tự nhiên của Biển Hồ ... 
( Chú ý: Nếu học sinh nêu được lưu vực sông Cửu Long có mùa mưa kéo dài, nước lũ từ thượng nguồn đổ về -> nên có mùa lũ kéo dài hơn, đỉnh lũ rơi vào tháng 10
 - >thưởng 0,5 đ nếu chưa đạt điểm tối đa trong câu. )
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
3,0 điểm
* Trình bày, giải thích đặc điểm địa hình vùng núi Tây bắc:
- Vị trí, giới hạn: Vùng núi Tây Bắc nằm từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
- Độ cao: Là vùng núi cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi trên 2000 m trong đó Phanxipăng cao 3143 m.
 Do vị trí nằm gần vùng núi Himalaya, nên Tân kiến tạo được nâng lên mạnh -> thành vùng núi cao nhất nước ta.
- Hướng nghiêng: Theo lát cắt CD cho thấy địa hình vùng núi Tây Bắc cao ở phía TB thấp dần về phía ĐN.
 Do vào Tân kiến tạo phía tây bắc được nâng lên mạnh, càng xuống phía nam cường độ nâng càng yếu dần.
- Hướng địa hình: Các dãy núi trong vùng chủ yếu chạy theo hướng tây bắc- đông nam.
 Do ảnh hưởng của địa máng Đông Dương và khối nền cổ Hoàng Liên Sơn qui định hướng địa hình của các dãy núi.
- Phấn hóa: địa hình có sự phân hóa đa dạng thành 3 dải địa hình (DC)
* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu vùng núi Tây Bắc:
- Hướng địa hình TB-ĐN của các dãy núi:
 + Tạo điều kiện cho gió mùa ĐN xâm nhập sâu vào TB mang mưa ẩm lớn.
 + Ngăn cản sự xâm nhập của gió mùa ĐB làm cho khí hậu của vùng có mùa đông đỡ lạnh. Ngoài ra còn gây hiệu ứng phơn tây nam khô nóng cho phía nam của vùng.
- Độ cao địa hình làm khí hậu phân hóa theo đai cao (DC)
- Hướng, độ cao địa hình kết hợp với gió mùa còn hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít (DC)
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 5
4,5 điểm
a/ Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ khác không cho điểm
Yêu cầu:
 - Cột chồng từ gốc tọa độ gồm tổng số dân và số dân thành thị
 - Đồ thị thể hiện tốc độ tăng dân số
 - Có chú giải và ghi chú cần thiết. 
3,0 đ
b/ Nhận xét, giải thích:
- Qui mô: Tổng số dân tăng khá nhanh ( DC số dân tăng Tb mỗi năm ).
 Do: Số dân nước ta ngày càng đông, nên tuy tốc độ tăng có giảm, nhưng số dân tăng hàng năm vẫn khá cao.
- Số dân thành thị tăng mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị vẫn thấp.
 Do đẩy mạnh CNH-HĐH và phát triển đô thị cả về quy mô và số lượng.
- Tốc độ tăng dân số nhìn chung giảm (DC), chủ yếu do tác động của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình làm giảm nhanh tỉ lệ sinh. 
 Tuy nhiên năm 2003 có tăng nhẹ (DC) do hiểu sai về CS dân số của nhà nước, nên nhiều gia đình sinh con thứ 3 làm tốc độ tăng dân số cao hơn. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
4,0 điểm
 Phân tích những thuận lợi, khó khăn chủ yếu đối với phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.
* Khái quát về vùng BTB ...
* Thuận lợi đối với phát triển công nghiệp:
- Tài nguyên:
 + Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn (DC) -> tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim ...
 + Rừng còn khá nhiều ( đứng sau Tây Nguyên ), trong rừng có nhiều gỗ quý -> cung cấp nguyên liệu cho phát triển ngành chế biến gỗ, lâm sản ...
 + Ngoài ra còn nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản khá dồi dào cho phép phát triển ngànnh chế biến nông sản, thủy sản.
 + Trong vùng có một số sông khá lớn ở phía bắc như sông Mã, sông Cả ..., ngoài ra còn các sông nhỏ khác -.> có thể xây dựng một số nhà máy thủy điện công xuất vừa và nhỏ ...
- Vị trí thuận lợi: Là cửa ngõ ra biển của Lào, lại có trục giao thông B-N đi qua tạo thuận lợi để mở rộng giao lưu trao đổi sản phẩm và cung cấp nguyên liệu.
- CSVCKT: đã hình thành một số trung tâm công nghiệp (DC), nhiều nhà máy lớn được xây dựng ...
- Dân cư tập trung đông, nguồn lao động dồi dào giá rẻ, nay có Huế nằm trong địa bàn trọng điểm phía nam -> tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển CN.
* Khó khăn:
- Là vùng chịu nhiều thiên tai bão lụt làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư phát triển CN.
- Kết cầu hạ tầng giao thông vận tải tuy được cải thiện, nhưng còn hạn chế, lại thiếu vốn và công nghệ hiện đại làm hạn ché khả năng khai thác tài nguyên vào PT công nghiệp.
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_dia_li_lan_1_nam_h.doc
Bài giảng liên quan