Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

1. Hãy so sánh tính axit của A và B.

 2. Hãy so sánh nhiệt độ sôi; độ tan trong dung môi không phân cực của B và C.

 3. Cho biết số đồng phân lập thể có thể có của A, B và C.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013
MÔN: HÓA HỌC
Ngày thi 09/10/2012
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
 	Ở nhiệt độ 600K đối với phản ứng: H2(k) + CO2(k) ⇌ H2O(k) + CO(k) có nồng độ cân bằng của H2, CO2, H2O và CO lần lượt bằng 0,600; 0,459; 0,500 và 0,425 (mol/L).
 	1. Tính KC, Kp của phản ứng.
 	2. Nếu lượng ban đầu của H2 và CO2 bằng nhau và bằng 1 mol được đặt vào bình 5 lít thì nồng độ cân bằng các chất là bao nhiêu?
Câu 2 (2,0 điểm):
Một hợp chất được tạo thành từ các ion M+ và X22-. Trong phân tử M2X2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong ion X22- là 7 hạt.
1. Xác định các nguyên tố M, X và công thức phân tử M2X2. Viết cấu hình electron của M+; viết công thức electron của ion X22-. 
2. Cho hợp chất M2X2 tác dụng với nước. Viết phương trình phản ứng xảy ra và trình bày phương pháp hóa học để nhận biết sản phẩm.
3. Cho biết có thể xảy ra phản ứng thuận nghịch sau đây của hợp chất H2X2:
H2X2 + Ba(OH)2 D BaX2 + 2HOH.
Phản ứng này nói lên tính chất hóa học gì của H2X2?
Câu 3 (2,0 điểm):
 	1. Xác định nồng độ H+ và giá trị pH của dung dịch CH3COOH 0,1M và dung dịch X tạo thành khi cho 0,82g CH3COONa vào 1,0 L dung dịch CH3COOH 0,1M
 	2. Phải thêm vào bao nhiêu gam NaOH rắn vào dung dịch X để làm pH tăng một đơn vị?
 	3. So với [CH3COOH] trong dung dịch CH3COOH 0,1 M thì [CH3COOH] trong các dung dịch thứ nhất và thứ hai đã thay đổi theo những tỉ số nào? 
 	Cả ba ý đều có thể tính gần đúng. Biết Ka(CH3COOH) = 10-4,76
Câu 4 (2,0 điểm):	
 	Cho các phương trình phản ứng:
(1) (X) + HCl ® (X1) + (X2) + H2O
(2) (X1) + NaOH ® ¯(X3) + (X4) 
(3) (X1) + Cl2 ® (X5)	
(4) (X3) + H2O + O2 ® ¯(X6)	
(5) (X2) + Ba(OH)2 ® (X7) 
(6) (X7) + NaOH ® ¯(X8) + (X9) + 
(7) (X8) + HCl ® (X2) +
(8) (X5) + (X9) + H2O ® (X4) + 
 	Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết các chất X, X1,, X9.
Câu 5 (2,0 điểm):
 	Cho một kim loại A tác dụng với một dung dịch muối B. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
 	1. Tạo ra chất khí và kết tủa trắng. Sục CO2 dư vào sản phẩm, kết tủa tan cho dung dịch trong suốt.
 	2. Tạo 2 chất khí. Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu được thấy giải phóng khí. Dẫn khí này vào nước vôi trong dư thấy nước vôi trong vẩn đục.
 	3. Kim loại mới sinh ra bám lên kim loại A. Lấy hỗn hợp kim loại này hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch G có 3 muối và khí D duy nhất.
 	4. Sau khi phản ứng kết thúc, được chất khí và dung dịch K. Chia dung dịch K làm 2 phần:
 	- Sục từ từ khí CO2 đến dư vào phần 1 thấy tạo thành kết tủa.
 	- Sục từ từ khí HCl vào phần 2 cũng thấy tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan khi HCl dư tạo dung dịch Y trong suốt. Nhỏ dung dịch NaOH từ từ vào Y thấy tạo kết tủa, sau đó tan trong NaOH dư.
Câu 6 (2,0 điểm):
 	Muối KClO4 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KClO3. Thực tế khi điện phân ở một điện cực, ngoài nửa phản ứng tạo ra sản phẩm chính là KClO4 còn đồng thời xảy ra nửa phản ứng tạo thành một khí không màu. Ở điện cực thứ hai chỉ xảy ra nửa phản ứng tạo ra một khí duy nhất. Hiệu suất tạo thành sản phẩm chính chỉ đạt 60%.
1. Viết ký hiệu của tế bào điện phân và các nửa phản ứng ở anot và catot.
2. Tính điện lượng tiêu thụ và thể tích khí thoát ra ở điện cực (đo ở 250C và 1 atm) khi điều chế được 332,52g KClO4.
Câu 7 (2,0 điểm):
 	Cho ba hợp chất A, B, C:
 	1. Hãy so sánh tính axit của A và B.
 	2. Hãy so sánh nhiệt độ sôi; độ tan trong dung môi không phân cực của B và C. 
 	3. Cho biết số đồng phân lập thể có thể có của A, B và C.
Câu 8 (2,0 điểm):
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A, B chỉ chứa chức ancol hoặc anđehit hoặc cả hai. Trong cả A, B số nguyên tử H đều gấp đôi số nguyên tử C, gốc hiđrocacbon có thể no hoặc có một liên kết đôi. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít hiđro. Còn nếu lấy số mol A hoặc B như trên cho phản ứng hết với hiđro thì lượng H2 cần là 2 V lít. Cho 33,8 gam X phản ứng hết với Na thu được 5,6 lít hiđro ở đktc. Nếu lấy 33,8 gam X phản ứng hết với AgNO3 trong NH3 sau đó lấy Ag sinh ra phản ứng hết với HNO3 đặc thu được 13,44 lít NO2 ở đktc.
Xác định công thức cấu tạo của A, B.
Câu 9 (2,0 điểm):
 	Công thức đơn giản nhất của hiđro cacbon A là CH. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 150 đvC. Cho A tác dụng với dung dịch Brom dư thu được sản phẩm B chứa 26,67% cacbon về khối lượng. Biết A có tính quang hoạt, khi oxi hoá A thu được một trong các sản phẩm là axit benzoic.
 	1. Xác định công thức cấu tạo của A.
 	2. Viết phương trình phản ứng của A phản ứng được với các chất: Dung dịch Brom dư, H2O (Hg2+, to), dung dịch Ag(NH3)2+, H2 dư/Ni.
Câu 10 (2,0 điểm):
 	Clobenzen phản ứng với dung dịch NaOH đậm đặc trong nước ở nhiệt độ và áp suất cao (350oC, 4500 psi), nhưng phản ứng của 4–nitroclobenzen xảy ra dễ dàng hơn (NaOH 15%, 160oC). 2,4 – Đinitroclobenzen thuỷ phân trong dung dịch nước của natri cacbonat tại 130oC và 2,4,6–trinitroclobenzen thuỷ phân chỉ cần nước đun nóng. Sản phẩm của tất cả các phản ứng trên là các phenol tương ứng.
 	1. 	Xác định loại phản ứng trên và chỉ rõ cơ chế tổng quát của phản ứng này.
 	2. 	 3 – Nitroclobenzen phản ứng với dung dịch hydroxit trong nước nhanh hơn hay chậm hơn so với 4 – nitroclobenzen?
 	3. 	 2,4 – Đinitroclobenzen phản ứng với N – metylanilin cho một amin bậc ba, hãy viết công thức cấu tạo của amin này.
 	4. 	Nếu 2,4 – đinitroflobenzen phản ứng với tác nhân nucleophin nhanh hơn 2,4– đinitroclobenzen thì có thể kết luận gì về cơ chế phản ứng trên?
----------HẾT----------
Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Họ và tên thí sinh :...........................................................Số báo danh .....................................
Họ và tên, chữ ký: 	Giám thị 1:........................................Giám thị 2: ........................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_20.doc
  • docDap an vong 1.doc
Bài giảng liên quan