Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Sinh học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm): Các mức độ điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực? Vì sao sự điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ?
ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC Bài thi thứ nhất (ngày thi 09/10/2012) Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu trong 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Các mức độ điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực? Vì sao sự điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ? Câu 2 (2,0 điểm): 1. Phân tích vai trò của prôtêin khi liên kết với ADN trong cấu trúc nhiễm sắc thể. 2. Dung hợp tế bào trần giống và khác với lai xa kết hợp đa bội hóa như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Cho biết dạng đột biến gây hội chứng Đao ở người. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể của người bình thường với người mắc hội chứng Đao. Câu 4 (2,0 điểm): Khi phân tích sự tiến hóa ở cấp độ phân tử, Kimura nhận định rằng: "Phần lớn các đột biến gen là trung tính". Trên cơ sở cấu trúc của gen và quá trình biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực, hãy cho biết các đột biến trung tính có thể được hình thành do những nguyên nhân nào? Câu 5 (2,0 điểm): Trong một quần thể người, tần số bị bệnh bạch tạng đã được xác định là 1/10000. a) Giả sử quần thể người đó đang trong trạng thái cân bằng di truyền thì xác suất để một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con bạch tạng là bao nhiêu? b) Tần số tương đối của alen quy định bạch tạng trong quần thể này có thể bị biến đổi do những nhân tố nào? Giải thích rõ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó. Biết rằng người bạch tạng có sức sống và có khả năng sinh sản như người bình thường. Câu 6 (2,0 điểm): 1. Nhân tố tiến hóa là gì? Kể tên các nhân tố tiến hóa. Vì sao giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa? 2. Hoá thạch là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các hoá thạch? Câu 7 (1,0 điểm): Quan hệ cạnh tranh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi khác nhau như thế nào? Câu 8 (2,0 điểm): Ở cà chua gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định màu quả vàng. Cho lai 2 cây cà chua tứ bội AAaa với nhau thu được F1. Khi cho một số cây F1 thu được ở phép lai trên giao phấn với nhau thì thu được từ 2 cặp lai có tỷ lệ phân li tương ứng là: - 3 quả đỏ : 1 quả vàng. - 11 quả đỏ : 1 quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho từng trường hợp. Câu 9 (2,0 điểm): Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 0,51µm. Alen A có số liên kết hiđrô là 3900, alen a có hiệu số giữa Ađênin với Guanin bằng 20% tổng số nuclêôtit. Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. a) Tìm số lượng mỗi loại nuclêôtit trong kiểu gen. b) Tìm số lượng mỗi loại nuclêôtit trong mỗi giao tử được tạo ra từ kiểu gen đó. Câu 10 (3,0 điểm): Ở bướm tằm, biết A quy định kén dài, a quy định kén tròn, B quy định kén trắng, b quy định kén đen. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen chỉ xảy ra ở tằm đực. Xét 500 tế bào sinh tinh có kiểu gen tham gia quá trình giảm phân trong đó có 150 tế bào xảy ra hoán vị gen. a) Xác định tần số hoán vị gen. b) Xác định khoảng cách giữa các gen quy định hình dạng và màu sắc kén trên nhiễm sắc thể. c) Cho tằm đực có kiểu gen dị hợp hai cặp gen giao phối với tằm cái có kiểu gen chưa biết, kết quả phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1:2:1. Không cần lập sơ đồ lai, hãy tìm các kiểu gen hợp lý của tằm cái. ---------------Hết-------------- Họ và tên thí sinh :...............................................Số báo danh: ...................................................... Chữ ký giám thị 1:......................................Chữ ký của giám thị 2:..................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2.doc
- HDC vong 1.DOC