Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Hóa học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề chính thức) (Có đáp án)

1. Hỗn hợp chất rắn Y gồm kim loại A có hóa trị I và oxit của nó. Cho 36 gam Y vào nước dư thì thu được dung dịch có chứa 44,8 gam một bazơ và 2,24 lít khí (ở đktc). Xác định tên kim loại A và viết công thức hóa học oxit của nó.

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Hóa học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề chính thức) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Hóa học
Ngày thi: 04/3/2015
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang
Câu 1 ( 4,0 điểm):
1. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: KOH; K2CO3; KHSO4; Na2SO4; Ca(OH)2; H2SO4. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) theo tỉ lệ mol 1:1 giữa các chất phản ứng? 
2. Trong phòng thí nghiệm giả sử chỉ có: khí CO2, ống đong, cốc thủy tinh, dung dịch NaOH. Trình bày phương pháp điều chế dung dịch Na2CO3 không lẫn chất tan khác.
3. Cho 0,42 gam hỗn hợp A gồm bột Al và Fe vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn Y. Tính khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp A? 
Câu 2 (6,0 điểm):
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi điều kiện phản ứng nếu có): 
2. Trong 1 bình kín chứa hỗn hợp khí: CO, CO2, SO2, SO3, H2. Trình bày phương pháp hóa học chứng minh sự có mặt từng khí trong hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
3. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp khí gồm etan, etilen và axetilen. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 3 (3,0 điểm):
1. Hỗn hợp chất rắn Y gồm kim loại A có hóa trị I và oxit của nó. Cho 36 gam Y vào nước dư thì thu được dung dịch có chứa 44,8 gam một bazơ và 2,24 lít khí (ở đktc). Xác định tên kim loại A và viết công thức hóa học oxit của nó. 
2. Khi đốt 18 gam một hợp chất hữu cơ A phải dùng 16,8 lít O2 (ở đktc) thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích là . Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ A đối với hiđro là 36. Xác định công thức phân tử của hợp chất A.	
Câu 4 ( 3,5 điểm): Hoà tan hết 3,82 gam hỗn hợp gồm muối sunfat của kim loại M hoá trị I và muối sunfat của kim loại R hoá trị II vào nước thu được dung dịch A. Cho 500 ml dung dịch BaCl2 0,1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,99 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được m gam muối khan.
	1. Tính m.
 2. Xác định kim loại M và R (Biết nguyên tử khối của kim loại R lớn hơn nguyên tử khối của M là 1 đvC).
	3. Tính phần trăm khối lượng muối sunfat của hai kim loại trong hỗn hợp đầu. 
Câu 5 ( 3,5 điểm): Cho 76,2 gam hỗn hợp A gồm 1 ancol đơn chức và 1 axit cacboxylic đơn chức. Chia A thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: Tác dụng hết với Na, thu được 5,6 lít H2 (ở đktc). Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2 và b gam nước. Phần 3: Thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60% thu được 2,16 gam nước.
	1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của các chất trong A và của este.
	2. Tính b. 
------HẾT-----
Cho biết: H=1; Li = 7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Rb = 85; Ag=108; Ba=137
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.........................................................................................
Giám thị 2:.........................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2014_201.doc
  • docHDC-HOA-HSG9-2014-2015.DOC