Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Vật lí - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề dự phòng) (Có đáp án)

Một cốc cách nhiệt dung tích 500 cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục nước đá ở nhiệt độ - 80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cho đầy tới miệng cốc:

1. Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc sẽ thế nào (hạ xuống; nước tràn ra ngoài hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc)? Vì sao?

 

doc1 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Vật lí - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề dự phòng) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ
Ngày thi: 04/03/2015
(Thời gian 150 phút không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm). Một cốc cách nhiệt dung tích 500 cm3, người ta bỏ lọt vào cốc một cục nước đá ở nhiệt độ - 80C rồi rót nước ở nhiệt độ 350C vào cho đầy tới miệng cốc:
1. Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc sẽ thế nào (hạ xuống; nước tràn ra ngoài hay vẫn giữ nguyên đầy tới miệng cốc)? Vì sao?
2. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đá đã bỏ vào cốc lúc đầu. Cho cn = 4200 J/kg.K ; D = 1000kg/m3 ; cnđ = 2100J/kg.K và = 336200J/kg.K (bỏ qua sự mất nhiệt với các dụng cụ và môi trường ngoài)
Câu 2 (3,5 điểm). Trên một đường thẳng, một người quan sát thấy một xe máy chuyển động thẳng đều qua vị trí A với vận tốc v1 = 36km/h; sau đó 30 giây một xe ôtô qua A, chuyển động thẳng đều cùng chiều xe máy với vận tốc v2 = 54km/h. 
1. Sau bao lâu kể từ lúc xe máy qua vị trí A, ô tô đuổi kịp xe máy?
2. Giả sử sau khi gặp xe máy tại vị trí B ôtô tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ với vận tốc 72km/h, sau 20 giây nữa thì tới vị trí C. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường từ A đến C?
Câu 3 (4,0 điểm). Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết: U = 12V, R1 = 15, R2 = 10, R3 = 12; R4 là biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế và của dây nối. 
1. Điều chỉnh cho R4 = 8. Tính cường độ dòng điện qua ampe kế. 
2. Điều chỉnh R4 sao cho dòng điện qua ampe kế có chiều từ M đến N và có cường độ là 0,2A. Tính giá trị của R4 tham gia vào mạch điện lúc đó.
Câu 4 (4,5 điểm). Một vật sáng AB đặt tại một vị trí trước thấu kính hội tụ, sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính, ta thu được ảnh thật lớn gấp 2 lần vật. Sau đó, giữ nguyên vị trí vật AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính theo chiều ra xa vật một đoạn 15cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 15cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính (không dùng trực tiếp công thức của thấu kính).
Câu 5 (4,0 điểm). Nêu một phương án thực nghiệm xác định điện trở của một ampe kế. Dụng cụ gồm: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một ampe kế cần xác định điện trở, một điện trở R0 đã biết giá trị, một biến trở con chạy Rb có điện trở toàn phần lớn hơn R0, hai công tắc điện K1 và K2, một số dây dẫn đủ dùng. Các công tắc điện và dây dẫn có điện trở không đáng kể. 
Chú ý: Không mắc ampe kế trực tiếp vào nguồn.
	----------HẾT----------	
Họ và tên thí sinh: ................................................................; Số báo danh: ............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: ..................................................................................................
 Giám thị 2: ..................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_vat_li_nam_hoc_2014_2015.doc
  • docHDC(DUBI)-LI-HSG9-2014-2015.doc
Bài giảng liên quan