Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Địa lí - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 3. (5,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Nêu sự phân bố các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Giải thích vì sao cây cà phê trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

b) Cho biết sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao có sự khác nhau đó?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Địa lí - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ 
 Ngày thi 13/3/2019
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm) 
a) Nêu đặc điểm chung của tự nhiên nước ta. 
b) Giải thích tại sao phần lớn sông ngòi nước ta lại nhỏ, ngắn và dốc.
Câu 2. (3,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ trọng dân thành thị của nước ta qua các năm
 Năm
Tiêu chí
1985
1995
2000
2010
2014
Số dân thành thị (nghìn người)
11360,0
14938,1
18771,9
26515,9
30035,4
Tỉ trọng dân thành thị (%)
18,97
20,75
24,18
30,50
33,10
a) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ trọng dân thành thị của nước ta giai đoạn 1985 - 2014.
b) Cho biết sự thay đổi tỉ trọng dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
c) Tại sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng?
Câu 3. (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nêu sự phân bố các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Giải thích vì sao cây cà phê trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
b) Cho biết sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 4. (5,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
b) Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có sức hút mạnh nhất cả nước về nguồn đầu tư nước ngoài?
c) Tại sao vấn đề nước ngọt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 5. (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: 
Sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm
 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
2005
3 466,8
1 987,9
1 478,9
2010
5 142,7
2 414,4
2 728,3
2013
6 019,7
2 803,8
3 215,9
2014
6 333,2
2 920,4
3 412,8
2015
6 549,7
3 036,4
3 513,3
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2015.
b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích. 
........................Hết.........................
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi
Họ và tên thí sinh :........................................................... Số báo danh:....................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.................................. Giám thị 2:......................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ 
 Ngày thi 13/3/2019
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a) Nêu đặc điểm chung của tự nhiên nước ta. (1,0 điểm)
- Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Việt Nam là một nước ven biển.
- Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.
- Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng, phức tạp.
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Giải thích tại sao phần lớn sông ngòi nước ta lại nhỏ, ngắn và dốc. (1,0 điểm)
- Lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang, hướng nghiêng TB-ĐN.
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, núi lan ra sát ven biển.
0,50
0,50
Câu 2
(3,0 điểm)
a) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ trọng dân thành thị của nước ta giai đoạn 1985 - 2014. (1,0 điểm)
- Số dân thành thị và tỉ trọng dân thành thị tăng liên tục. (Dẫn chứng)
- Tốc độ tăng khác nhau giữa các giai đoạn. (Dẫn chứng)
0,50
0,50
b) Cho biết sự thay đổi tỉ trọng dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? (1,0 điểm)
- Tỉ trọng dân thành thị tăng liên tục chứng tỏ nước ta đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
 - Số dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu dân số phản ánh trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp, phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 
0,50
0,50
c) Tại sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng? (1,0 điểm)
- Sự phân bố dân cư và nguồn lao động của nước ta không đều giữa đồng bằng và vùng núi.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.
- Sự phân bố dân cư không đều dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động.
- Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lí.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(5,0 điểm)
a) Nêu sự phân bố các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Giải thích vì sao cây cà phê trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. (3,0 điểm)
* Sự phân bố:
- Chè: trồng nhiều nhất ở TD&MNBB, trồng nhiều ở Tây Nguyên.
- Cà phê: trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên, trồng nhiều ở Đông Nam Bộ.
- Cao su: trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Tây Nguyên.
- Hồ tiêu: trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Điều: trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dừa: trồng nhiều nhất ở ĐBSCL, trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Giải thích:
- Diện tích đất badan lớn nhất cả nước, tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố thành những mặt bằng rộng lớn.
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp với sự phát triển cây cà phê.
- Ý khác: địa hình, nguồn nước; điều kiện kinh tế xã hội: lao động, chính sách, công nghiệp chế biến,
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,50
b) Cho biết sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao có sự khác nhau đó? (2,0 điểm)
* Khác nhau:
- ĐBSH có ưu thế hơn về trồng cây vụ đông, có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi lợn, bò sữa và gia cầm.
- ĐBSCL có ưu thế hơn về cây trồng nhiệt đới, thuỷ sản, chăn nuôi vịt.
- Về qui mô: diện tích và sản lượng lúa, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, ở ĐBSCL lớn hơn nhiều so với ĐBSH. 
* Nguyên nhân:
- Sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hoá của yếu tố khí hậu.
- Sự khác biệt về qui mô đất đai,
0,50
0,50
0,25
0,50
0,25
Câu 4
(5,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. (3,0 điểm)
* Có thế mạnh lâu dài:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Ý khác: nguồn lao động dồi dào; thị trường tiêu thụ rộng lớn; CSVC kĩ thuật: mạng lưới cơ sở chế biến phát triển rộng khắp, chính sách của nhà nước,...
* Mang lại hiệu quả cao:
- Về kinh tế: 
+ Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao.
+ Ý khác: đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ; chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta,...
- Về xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Ý khác: tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp,...
* Tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Ý khác: đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; đẩy mạnh hoạt động thương mại,...
0,50
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có sức hút mạnh nhất cả nước về nguồn đầu tư nước ngoài? (1,0 điểm)
- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
- Có một số tài nguyên quan trọng có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên biển.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao, năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện đồng bộ, chính sách phát triển kinh tế năng động, công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng,
0,25
0,25
0,25
0,25
c) Tại sao vấn đề nước ngọt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? (1,0 điểm)
- Mùa khô kéo dài làm tăng diện tích đất phèn và mặn, gây nguy cơ cháy rừng cao.
- Diện tích đất phèn và đất mặn lớn, việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
0,50
0,50
Câu 5
(5,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ (2,5 điểm)
* Xử lý số liệu: 
Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2015
 (Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
2005
100,0
57,3
42,7
2010
100,0
46,9
53,1
2013
100,0
46,6
53,4
2014
100,0
46,1
53,9
2015
100,0
46,4
53,6
* Vẽ biểu đồ: Chọn biểu đồ miền (biểu đồ khác không cho điểm).
Yêu cầu: chính xác khoảng cách năm, tỷ lệ, có tên biểu đồ, chú giải, đơn vị. (Thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm).
0,50
2,00
b. Nhận xét và giải thích (2,5 điểm)
* Nhận xét:
- Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng). 
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng nhưng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (2,4 lần so với 1,5 lần).
- Cơ cấu sản lượng thuỷ sản có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng sản lượng khai thác, tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng (dẫn chứng).
0,50
0,50
0,50
 * Giải thích:
- Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng là do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi (ĐKTN, KT-XH) để phát triển (diễn giải).
- Sản lượng ngành nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nước ta có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản lớn, hướng sản xuất theo phương châm sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế cao, chính sách đầu tư khuyến khích của Nhà nước...
 - Ngành khai thác gặp nhiều khó khăn về tự nhiên, về CSVC (nhất là tàu cá, ngư cụ đánh bắt xa bờ), về tranh chấp ngư trường.
0,50
0,25
0,25
...........................Hết.............................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_dia_li_nam_hoc_2018.doc
Bài giảng liên quan