Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (3.0 điểm):

 Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu Ba. Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: LỊCH SỬ
Ngày thi: 13/3/2019
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 06 câu, trong 01 trang
Câu 1 (3.0 điểm): 
	Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu Ba. Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba.
Câu 2 (3.0 điểm):
	Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt? Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó. Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
Câu 3 (3.0 điểm): 
“Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi” (Trích SGK Lịch sử lớp 9, trang 59 – NXB Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2013).
 - Từ những hoạt động của giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919-1925, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 - Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ công khai trong những năm 1919-1925.
Câu 4 (3.0 điểm):
	Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ như thế nào?
Câu 5 (4.0 điểm): 
	Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào? Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 6 (4.0 điểm): 
	Thắng lợi nào đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm? Nêu hoàn cảnh, những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó.
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..........................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:................................................................................................
Giám thị 2:................................................................................................
HDC ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: LỊCH SỬ
Ngày thi: 13/3/2019
HDC Đề thi gồm 06 câu, trong 06 trang
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
 1
(3.0 điểm)
Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu Ba. Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba.
* Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu Ba.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3 năm 1952 tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. 
- Chính quyến Ba-ti-xta đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng chục vạn người yêu nước
0,25
0,25
- Ngày 26/7/1953 Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 135 thanh niên yêu nước đã tấn công vào trại lính Môn-ca-đa ở Xan-chi-a-go, cướp vũ khí, trang bị cho nhân dân, nhằm thức tỉnh lòng yêu nước, chuẩn bị phát động phong trào khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. 
Cuộc tấn công không giành được thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới trẻ tuổi đầy nhiệt tình và kiên cường.
0,25
0,25
- Tháng 11/1956 Ông cùng 81 chiến sĩ yêu nước, từ Mê-hi-cô đáp tàu “Gran-ma” vượt biển trở về nước, sau 7 ngày lênh đênh trên biển, vừa tới bờ thì bị quân Batixta tấn công, cuộc chiến không cân sức, Phiđen Castro và 11 chiến sĩ còn sống sót, vượt vòng vây
- Xây dựng căn cứ cách mạng tại Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra, đưa phong trào chiến tranh du kích phát triển ra các địa phương. 
- Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tấn công
0,25
0,25
0,25
* Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cu Ba.
- Kết quả: 
+ Ngày 1/1/1959 phối hợp với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân ở thủ đô Lahabana, chế độ độc tài bị lật đổ, cách mạng thành công. 
+ Nước Cộng Hòa Cu Ba ra đời do Phi đen ca-xtơ-rô đứng đầu
+ Tháng 4/1961 sau khi đánh bại cuộc đổ bộ của Mĩ tại bãi biển Hi-rônCu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
0,25
0,25
0,25
- Ý nghĩa:
+ Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của nhân dân Cu Ba.
+ Là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, cắm mốc đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ở Tây bán cầu.
0,25
0,25
2
(3.0 điểm)
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt? Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó. Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
* Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt?
- Do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: 
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
0,25
0,25
0,25
* Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó.
- “ Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
0,25
- Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
0,25
- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
0,25
-Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, có lúc nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới mới. 
- Các cường quốc đã chi một khối lượng lớn tiền của và sức người để chế tạo và sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự
0,25
0,25
* Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
- Tháng 12 năm 1989 Tổng thống Mĩ Busơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
0,25
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên gây tốn kém và suy giảm thế và lực của cả hai siêu cường
0,25
- Mĩ muốn thoát khỏi thế đối đầu và có cục diện để vươn lên đối phó với Tây Âu và Nhật Bản
0,25
- Liên Xô ngày càng lâm vào khủng hoảng
0,25
3
(3.0 điểm)
“Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi” (Trích SGK Lịch sử lớp 9, trang 59 – NXB Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2013).
- Từ những hoạt động của giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919 – 1925, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ công khai trong những năm 1919 – 1925.
* Từ những hoạt động của giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trong những năm 1919 – 1925, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Do ảnh hưởng của các luồng tư tưởng dân chủ tư sản sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ sôi nổi với lực lượng tham gia chủ yếu là tư sản và tiểu tư sản.
0,25
Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
 + Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa năm (1919)
 + Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn năm (1923), chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp. Đây là những phong trào mang đậm màu sắc kinh tế của tư sản Việt Nam chống tư sản Pháp.
 + Giai cấp tư sản đã dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình + Đồng thời một số tư sản và địa chủ lớn ở miền Nam (như Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu) thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực với Pháp, đòi một số quyền lợi cho mình.
0,25
0,25
0,25
0,25
Phong trào của tiểu tư sản (trong và ngoài nước):
+ Tiểu tư sản trí thức tập hợp nhau trong các tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên tổ chức đấu tranh.
+ Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
+ Nổi bật và tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu năm 1925, đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 đã tập hợp đông đảo quần chúng. 
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (Trung Quốc) tháng 6/ 1924, đã báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ, sôi nổi của phong trào dân chủ trong thời gian sau đó.
0,25
0,25
0,25
0,25
* Nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai trong những năm 1919 – 1925.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc: Xuất phát từ bản chất và địa vị của mình khi được Pháp nhượng bộ một ít quyền lợi thì họ đi tới cải lương, thỏa hiệp nên bị phong trào quần chúng nhanh chóng vượt qua.
0,25
- Phong trào của giai cấp tiểu tư sản trong thời gian này diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, nhiều hình thức, góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, song cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi, do thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
0,25
- Phong trào sẽ được nối tiếp trong thời gian sau này, trở thành một trong ba nhân tố, kết hợp dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
0,25
4
(3.0 điểm)
Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ như thế nào?
* Chủ trương, chiến lược của ta
- Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để đề ra kế hoạch tác chiến trong Đông - Xuân 1953 - 1954
0,25
- Phương hướng chiến lược của ta: “Tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng ”
0,5
- Phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
0,25
* Diễn biến
- Đầu tháng 12/1953, bộ đội chủ lực ta ở Tây Bắc bao vây Điện Biên Phủ và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ).
 Na-va phải điều 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.
0,25
0,25
Cũng đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng tỉnh Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xê-nô, Na-va phải điều quân tăng cường cho Xê-nô. Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.
0,25
- Cuối tháng 01/1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phong Xa - lì. Lo sợ Luông Pha - bang bị uy hiếp, Na-va phải điều quân tăng cường cho Luông Pha - bang. Luông Pha - bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
0,25
- Đầu tháng 02/1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon - Tum, uy hiếp Plây Cu, Na-va phải điều quân tăng cường cho Plây Cu, biến nơi đây thành điểm tập trung quân thứ năm của địch.
0,25
* Ý nghĩa
- Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, quân chủ lực của địch phải bị động phân tán và bị giam chân ở vùng rừng núi.
0,5
- Thắng lợi ta giành được trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ.
0,25
5
(4.0 điểm)
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
* Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?
- Tháng 8/1945 quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. Ngay khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
0,5
- Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
0,25
- Ngày 16, 17 tháng 8 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 Chính sách của Việt Minh, lập Ủy Ban Dân tộc giải phóng
0,5
- Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
0,25
* Ý nghĩa lịch sử 
- Phá tan hai tầng xiềng xích thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến trên đất nước ta.
0,25
- Đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.
0,5
- Mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
0,5
- Là thắng lợi đầu tiên ở một nước thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.
0,25
* Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất
0,25
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
0,25
- Có khối liên minh công - nông vững chắc, đã tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi
0,25
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi đó là Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đã đánh bại phe phát xít
0,25
6
(4.0 điểm)
Thắng lợi nào đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm? Nêu hoàn cảnh, những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó.
* Thắng lợi đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm: Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960).
0,5
* Hoàn cảnh lịch sử của phong trào Đồng khởi
 - Đế quốc Mĩ xâm lược, chà đạp trắng trợn lên nguyện vọng hòa bình, thống nhất tổ quốc của nhân dân ta, xâm phạm thô bạo đến độc lập tự do của tổ quốc ta, làm cho xã hội miền Nam Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: một là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai, hai là mâu thuẫn giữa nông dân miền Nam với địa chủ phong kiến.
0,25
- Trước phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, Mĩ - Diệm ngày càng mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, tăng cường đàn áp khủng bố, ra sắc lệnh đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thực hiện luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, giết hại hàng loạt người vô tội với khẩu hiệu “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”.
0,25
- Chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở cách mạng bị phá vỡ, nhiều cán bộ đảng viên bị bắt, bị giam cầm, bị giết hại. Tình hình đó làm cho phong trào đấu tranh lên cao, trở thành cơn bão táp cách mạng.
0,25
- Đáp ứng yêu cầu của phong trào quần chúng, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã quyết định: để nhân dân miền nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm; phương hướng cơ bản của cách mạng là: dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân... 
0,5
* Diễn biến
- Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như: ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi)
0,25
- Ngày 17/1/1960, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre đã đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch 
0,5
- Từ ba xã điểm, cuộc nổi dậy lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.
0,25
- Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ, lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
0,25
* Kết quả: 
- Quân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã 
0,25
- Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960)
0,25
* Ý nghĩa:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, gây tác động mạnh và làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
0,25
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
0,25
Chú ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu học sinh diễn đạt các cách khác, mà đảm bảo được những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa.
------------------Hết-------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_lich_su_nam_hoc_201.doc
Bài giảng liên quan