Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Ngày thi 10-1-2013 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hải Dương

Câu 3 (2,0 điểm):

1. Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 ở đktc.

a. Chứng minh rằng trong dung dịch B còn dư axit.

b. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong A.

2. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa.

Xác định biểu thức liên hệ giữa V với a, b.

 

doc1 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Ngày thi 10-1-2013 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: HÓA HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Ngày thi 10 tháng 01 năm 2013
Câu 1 (2,0 điểm):
Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tác dụng với dd NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B, khí C.Cho khí C dư đi qua A nung nóng được chất rắn A2. Dung dịch B tác dụng với dd H2SO4 loãng dư được dung dịch B1. Hòa tan A2 vào dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd B2 và khí C1. Cho dd B2 tác dụng với Fe được dd B3. Xác định thành phần A1, A2, B, B1, B2, B3, C, C1 và viết PTHH.
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Có 4 lọ đựng riêng biệt các chất sau: Na2O, Al2O3, Fe2O3, MgO. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết mỗi oxit với điều kiện chỉ dùng thêm 2 chất khác.
2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm MgCO3, BaSO4, NaCl, BaCl2.
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 ở đktc.
a. Chứng minh rằng trong dung dịch B còn dư axit.
b. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong A.
2. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. 
Xác định biểu thức liên hệ giữa V với a, b.
Câu 4 (2,0 điểm):
Khi nung hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 được hỗn hợp Y (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng: 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe với H = 100%) 
Chia hỗn hợp Y thành 2 phần bằng nhau (thành phần như nhau). Hòa tan hoàn toàn phần thứ nhất trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí (đktc). Phần thứ hai hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy lượng chất rắn không tan là 4,4 g.
 	Tính khối lượng các chất trong X và Y.
Câu 5 (2,0 điểm):
	Có hỗn hợp gồm Al và Fe, hai dung dịch NaOH và HCl chưa rõ nồng độ. Tiến hành các thí nghiệm sau:
	Thí nghiệm 1: Cho 100 ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 20 gam dung dịch chứa a gam NaOH và 3,71 gam Na2CO3 tạo thành dung dịch chỉ chứa 5,85 gam một chất tan duy nhất.
	Thí nghiệm 2: Cho 9,96 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch chứa 1,175 mol HCl được dung dịch A. Sau khi thêm 800 gam dung dịch NaOH vào dung dịch A lọc thu được kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được chất rắn có khối lượng 13,65 gam.
	1. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl và nồng độ % của dung dịch NaOH.
	2. Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp. Các phản ứng đều hoàn toàn.
(Cho: Al = 27; Mg = 24; Fe = 56; O = 16; H = 1; C = 12; Cl = 35,5; Na = 23)
.Hết.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_ngay_thi_10_1_20.doc