Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

* Chứng minh qua trích đoạn ''Làng'' (Kim Lân)

- Giai điệu về thời đại được nhà văn Kim Lân khai thác là đời sống kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật tiêu biểu cho người nông dân yêu nước thời kì đó.

(Chọn lọc, phân tích dẫn chứng: + Ở nơi tản cư ông nhớ làng, khi nghe tin quân ta thắng trận ở khắp nơi, ông vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng;+ Khi đột ngột nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc, ông đau đớn và thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, tự hứa với lòng mình quyết tâm theo kháng chiến, theo Cụ Hồ.;+ Khi được tin cải chính.)

- Kim Lân đã ''hát đúng giai điệu về thời đại mình.'': Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, những con người hiền lành, chất phác trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nước, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Người nông dân không còn u mê, ngu muội, cam chịu đời sống nô lệ như trước nữa. Ánh sáng của Đảng, cách mạng đã soi sáng, dìu dắt họ thoát khỏi đêm trường khổ ải, bước đi trên con đường độc lập, tự do, được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. Đó chính là những chuyển biến trong nhận thức, trong tâm tư, tình cảm của người nông dân mà Kim Lân là người rất thấu đáo, tường tận.

- Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm từ hiện thực đi vào tác phẩm không hề tô vẽ. Nhân vật ông Hai cũng chính là bóng dáng, là tấm lòng, tình cảm, tinh thần của Kim Lân và biết bao người Việt Nam đối với quê hương, đất nước. Làng không chỉ nói về một làng Chợ Dầu cụ thể mà tất cả mọi làng quê trên đất nước Việt Nam đều có chung tinh thần ấy. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp của ''Làng'' được tỏa sáng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP HẢI DƯƠNG
V1
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 3 câu, 1 trang)
Câu 1 (2.0 điểm)
	Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người bà trong đoạn thơ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
	(Bằng Việt, Bếp lửa)
Câu 2 (3.0 điểm)
 Cậu bé và cây si già
 Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cám ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
	(Theo Trần Hồng Thắng)
 Suy nghĩ của em về bài học được gợi ra từ câu chuyện trên.
Câu 3 (5.0 điểm)
	Ra-xum Ga-đa-tôp, người được mệnh danh là ''nhà thơ của mọi thời đại'', đã bày tỏ suy nghĩ của mình về văn học:
''...Nền tảng của của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''.
	(Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 9, 2005, tr. 160)
	Qua trích đoạn ''Làng'' (Kim Lân) và ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' (Phạm Tiến Duật), hãy chứng minh rằng: các nhà văn đã ''hát đúng giai điệu về thời đại mình'' và ''miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''.
	-------------Hết------------
	Họ và tên thí sinh.................................................Số báo danh.....................
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
V-HSG9-LQĐ-V01
 HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2.0 đ)
* Đoạn văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo trong cách cảm nhận, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
* Một số ý chính:
+ Bà tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, vất vả lo cuộc sống, cưu mang cháu
+ Bà giàu tình yêu thương, hết lòng chăm sóc cháu: tình yêu của bà là ngọn lửa nồng đượm luôn sưởi ấm cháu.
+ Người bà luôn ấp ủ, nuôi dưỡng niềm tin bất diệt, bền bỉ vào cuộc sống.
+ Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa Bà mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam => Bày tỏ cảm xúc, liên hệ
0.5
0.5
0.5
0.5
2
(3.0 đ)
a. Yêu cầu về kĩ năng.
+ Xác định được vấn đề nghị luận, biết làm một bài văn nghị luận XH, kết hợp các phép lập luận.
+ Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
b. Yêu cầu về kiến thức.
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau
* Giải thích: - Bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: '' Vậy,vì sao.....không muốn''. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận.
* Đánh giá: Câu chuyện thể hiện một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc:
 - Trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận (sự đau ốm, khổ đau, mất mát, bất hạnh...), dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong muốn điều đó đến với mình.
- Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (đau đớn, khổ đau, bất hạnh...) dù vô tình hay cố ý.
- Không được ích kỉ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm...
 (Chọn lọc dẫn chứng minh họa).
* Mở rộng, liên hệ: 
 - Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc...=> cuộc sống mới có ý nghĩa.
- Phê phán thói ích kỉ, vụ lợi, thờ ơ, vô cảm...
- Bài học cho bản thân trong quan hệ với người khác...
0.75
1.25
1.0 đ
3
(5.0 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, vận dụng tích hợp liên môn.
+ Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
+ Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc.
2. Yêu cầu về kiến thức.
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau
* Giải thích:
- Văn học là thư kí của cuộc sống hiện thực, là tấm gương phản chiếu hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút.
- Hiện thực được phản ánh phải trung thực, phù hợp với hoàn cảnh của thời đại. Hiện thực mỗi thời kì khác nhau nên văn học mang nội dung cụ thể của thời đại: thời đại nào, văn học ấy.
- Bằng tài nghệ của mỗi nhà văn, hiện thực cuộc sống được ghi lại trong tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo. Mỗi tác phẩm tồn tại như một thông điệp báo cho người đọc hôm nay biết tác phẩm ấy đang ở đâu trong chiều ngang của không gian và khoảng nào trong chiều dọc của lịch sử. Lời bàn của Ra-xum Ga-đa-tôp về mối quan hệ giữa cuộc sống, tác giả, tác phẩm thật sâu sắc.
0.5
* Chứng minh qua trích đoạn ''Làng'' (Kim Lân)
- Giai điệu về thời đại được nhà văn Kim Lân khai thác là đời sống kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật tiêu biểu cho người nông dân yêu nước thời kì đó.
(Chọn lọc, phân tích dẫn chứng: + Ở nơi tản cư ông nhớ làng, khi nghe tin quân ta thắng trận ở khắp nơi, ông vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng;+ Khi đột ngột nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc, ông đau đớn và thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, tự hứa với lòng mình quyết tâm theo kháng chiến, theo Cụ Hồ...;+ Khi được tin cải chính...)
- Kim Lân đã ''hát đúng giai điệu về thời đại mình....'': Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, những con người hiền lành, chất phác trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nước, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Người nông dân không còn u mê, ngu muội, cam chịu đời sống nô lệ như trước nữa. Ánh sáng của Đảng, cách mạng đã soi sáng, dìu dắt họ thoát khỏi đêm trường khổ ải, bước đi trên con đường độc lập, tự do, được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. Đó chính là những chuyển biến trong nhận thức, trong tâm tư, tình cảm của người nông dân mà Kim Lân là người rất thấu đáo, tường tận.
- Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm từ hiện thực đi vào tác phẩm không hề tô vẽ. Nhân vật ông Hai cũng chính là bóng dáng, là tấm lòng, tình cảm, tinh thần của Kim Lân và biết bao người Việt Nam đối với quê hương, đất nước. Làng không chỉ nói về một làng Chợ Dầu cụ thể mà tất cả mọi làng quê trên đất nước Việt Nam đều có chung tinh thần ấy. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp của ''Làng'' được tỏa sáng.
1.5
0.25
0.25
* Chứng minh qua ''Bài thơ.....không kính'' (Phạm Tiến Duật)
- Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với lớp lớp thanh niên ''xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước''...Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những chiếc xe không kính vẫn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng, phản ánh đúng tính chất khốc liệt của cuộc chiến.
- Song giai điệu về thời đại mà nhà thơ PTD muốn ca hát, đó là vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe. (Chọn lọc, phân tích dẫn chứng để làm rõ: tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi thường hiểm nguy, thử thách, trẻ trung, sôi nổi, ấm áp tình đồng chí, đồng đội, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam).
- Bài thơ vừa mang không khí của thời đại, vừa mang tầm vóc lịch sử. Đó là tiếng nói của cuộc sống hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mĩ, là biểu tượng tuyệt vời về người lính Trường Sơn. Bài thơ góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh gian khổ mà oanh liệt, trở thành bài thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.
0.25
1.5
0.25
* Đánh giá.
- Hai tác phẩm là hai giai điệu ca hát cho hai thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, là ''những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo'' giúp cho thế hệ sau thấy được họ đã sống, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt như thế nào.
- Kim Lân và Phạm Tiến Duật là những nghệ sĩ tài hoa, có sự sáng tạo độc đáo, tạo nên hai tác phẩm tiêu biểu cho hai thể loại văn học ở hai thời kì - hai bài ca hát mãi với thời gian làm rung động lòng người. Vẻ đẹp của nó đã minh chứng cho nhận định của Ra-xum Ga-đa-tôp ''hát đúng giai điệu về thời đại của mình'' và ''miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''.
0.5
* Lưu ý chung: Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau để làm rõ vấn đề. Giám khảo căn cứ vào biểu điểm và bài làm của thí sinh để có cách đánh giá chính xác. Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, cảm nhận sáng tạo, độc đáo
	----------------Hết-------------------
Người ra đề
Phạm Thu Hường
Người duyệt đề
Xác nhận của nhà trường

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_de_1_phong_gddt.doc
Bài giảng liên quan