Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 3 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3:

 Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.

 Hãy lấy "Chuyện người con gái Nam Xương" (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ để lý giải điều đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 3 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP HẢI DƯƠNG
V3
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 3 câu, 1 trang)
Câu 1: (2.0 điểm) 
 Cảm nhận của em về tiếng ve trong những câu thơ sau:
 - Tôi ngồi gom tiếng ve rơi (Đỗ Quang Huỳnh)
 - Tuổi thơ xanh thẳm tiếng ve (Chu Minh Khôi)
Câu 2: (3.0 điểm)
 Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
 Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
Chiếc xe này của bạn đấy à ? – Cậu bé hỏi.
Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.
Ồ, ước gì tôi - Cậu bé ngập ngừng.
 Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế ! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói :
Đén sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
 ( “ Hạt giống tâm hồn “ – Tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, trang 16 – 17 )
Câu 3: (5.0 điểm)
          Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.
          Hãy lấy "Chuyện người con gái Nam Xương" (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ để lý giải điều đó.
 Hết
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP HẢI DƯƠNG
Mã: V- Phạm Thị Hạnh- BH- TPHD
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: VĂN
(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Với câu 2- 3, học sinh phải làm đúng đặc trưng kiểu bài nghị luận, bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
*Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp. Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
2 điểm
1
- Các câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, âm thanh tiếng ve trong hai câu thơ gợi những kỉ niệm của thời gian ( mùa hè ), của tuổi thơ.
0.5 
2
- Tiếng ve được miêu tả độc đáo, giàu sắc thái biểu cảm:
 + Trong câu thơ của Đõ Quang Huỳnh, tiếng ve mang đến cảm nhận về một thứ hữu hình, có chuyển dộng ( rơi ) và được nhân vật trữ tình “ tôi “ say mê nâng niu góp nhặt ( gom ).
 + Trong câu thơ của Chu Minh Khôi, tiếng ve mang đến cảm nhận về một màu sắc ( tiếng ve bổ nghĩa cho xanh thẳm ), gợi thời gian xa xưa ( tuổi thơ xanh thẳm). Âm thanh tiếng ve như xuyên suốt từ quá khứ - tuổi thơ – cho đến tận bây giờ, gọi về trong nhân vật trữ tình bao hồi ức trong trẻo, êm đềm.
1.0 đ
3
- Sự tưởng tượng phong phú của các tác giả đã gợi lên sự liên tưởng thú vị cho người đọc, tạo ra những cảm xúc đẹp
0.5 
2
3 điểm
I. Về hình thức :
 - Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí dưới hình thức bài văn ngắn có đủ ba phần, không mắc lỗi thông thường.
 - Ý trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng thực tế cụ thể, sinh động. 
II. Về nội dung : 
 Học sinh có thể lập luận theo các cách khác nhau, cần đảm bảo những nội dung sau :
1
- Chuyện kể về một cậu bé mơ ước có được một chiếc xe lăn để tặng người em tật nguyền của mình; sự trăn trở và lòng quyết tâm của cậu bé để biến ước mơ đó thành hiện thực.
0.5
2
 - Ước mơ của cậu bé tuy giản dị mà nhân ái, cao đẹp. Không phải ước mơ được đón nhận mà là được chia sẻ, bù đặp, yêu thương
 - Câu chuyện cảm động giàu ý nghĩa nhân văn, ngợi ca tình yêu, sự sẻ chia trong cuộc sống nhất là đối với những người mà ta yêu thương nhất.
 - Tình yêu có thể bù đắp phần nào những thiệt thòi và đem lại niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le, bị tật nguyền. Tình yêu góp phần an ui con người, giúp con người nỗ lực vươn lên hoàn cảnh, số phận và lạc quan, mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống.
0.75
3
 - Câu chuyện cho ta cảm nhận được ý nghĩa cũng như niềm hạnh phúc của yêu thương. Biết yêu thương và chia sẻ cũng là một niềm hạnh phúc ta nhận được từ cuộc sống. Hạnh phúc đâu chỉ là đón nhận mà còn là cho đi và ước mơ đẹp nhất là ước mơ đem lại hạnh phúc cho những người mà ta yêu thương nhất.
 - Nỗ lực để biến ước mơ đó trở thành hiện thực khiến con người trở nên cao đẹp, tự hào.
0.5
4
 - Thiếu tình yêu, cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng còn thờ ơ trước cảnh ngộ éo le là biểu hiện của thói vô cảm, kỳ thị với người thua thiệt, tật nguyền con người sẽ trở nên ích kỳ, tàn nhẫn.
 - Phê phán lối sống vô cảm, ích kỷ, thiếu tình thương.
0.5
5
 - Cuộc sống còn nhiều người bất hạnh luôn cần yêu thương chia sẻ. Hãy quan tâm chia sẻ, tạo cơ hội và những điều kiện tốt nhất để những người bất hạnh, tật nguyền được bình đẳng như tất cả mọi người, để họ tự tin và sống tích cực, lạc quan hơn.
 - Thái độ của bản thân: biết yêu thương, chia sẻ, bồi dưỡng tâm hồn để sống bao dung, nhân ái và thể hiện tình yêu thương của mình bằng những việc làm cụ thể.
0.5
 Khẳng định và nêu ý nghĩa của vấn đề
0.25
3
5 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm được phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, trình bày bài rõ ràng.
1
b. Yêu cầu về kiến thức
-  Lý giải được vấn đề nhân sinh (cuộc sống con người) thể hiện qua một nỗi lòng,  một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật trong văn bản “Truyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vấn đề nhân sinh được lý giải qua ba phương diện sau: (thí sinh có thể chọn mỗi phương diện một nội dung để lý giải vấn đề nhân sinh trong tác phẩm; không yêu cầu lý giải nhiều nội dung chỉ cần độ sâu và sắc của vấn đề được lý giải)
0.1 
2
Qua nỗi lòng của nhân vật:
 (Tâm tư tình cảm sâu kín với bao lo lắng nặng tình yêu thương, giàu lòng vị tha của hai nhân vật Trương Sinh và Vũ Nương)
          + Khát vọng sống hạnh phúc yên ấm của Vũ Nương (được thể hiện qua các tình huống: khi mới lấy chồng, khi tiễn chồng ra trận )
          + Lo lắng khi chồng ra chiến trận
          + Nặng tình yêu thương với quê nhà, với người thân (con, chồng, mẹ chồng)
          + Giàu lòng vị tha với chồng
          + Ước mong được hàn gắn, đoàn tụ của Trương Sinh (lập đàn giải oan)
1.25 
3
Qua cảnh ngộ của nhân vật:
 (Tình trạng hoàn cảnh trong cuộc sống thường là không hay, không tốt đẹp)
          + Chiến tranh làm cho mẹ xa con, vợ xa chồng; con không biết mặt cha, không được cha yêu thương, vui đùa chăm sóc, chở che...
          + Vũ Nương phải sống với một người chồng ghen tuông, mù quán, bị oan khuất phủ phàng.
          + Đứa bé phải sống trong cảnh mồ côi mẹ...
0.75 
4
Qua sự việc của nhân vật:
          + Trương Sinh cưới vợ xong đã phải đi lính
          +  Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ nghi oan cho Vũ Nương, khiến nàng phải tự vẫn.
          + Trương sinh cùng con trai ngồi bên đèn đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm.
          + Vũ Nương sống ở dưới thủy cung...
          + Trương Sinh lập đàn giải oan
          + Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng...lúc ẩn, lúc hiện.
2 đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_de_3_phong_gddt.doc
Bài giảng liên quan