Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (3,0 điểm):

 Một cô bé mười lăm tuổi được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quệt, đồ đạc trên xe văng tung toé. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè!”

(Theo báo “Tuổi trẻ chủ nhật)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
 Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 
Câu 1 (2.0 điểm)
	Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người bà trong đoạn thơ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
	(Bằng Việt, “Bếp lửa”, Ngữ văn 9, tập I)
Câu 2 (3,0 điểm):
 	Một cô bé mười lăm tuổi được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quệt, đồ đạc trên xe văng tung toé. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè!”
(Theo báo “Tuổi trẻ chủ nhật)
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 3 (5.0 điểm)
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”. 
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hãy làm sáng tỏ điều đó.
............................Hết...............................
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ....................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ......................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm ........ câu, ........ trang)
Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 
Bài
Ý
Nội dung
Điểm TP
Tổng điểm
1
(2.0 đ)
* Đoạn văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo trong cách cảm nhận, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
* Một số ý chính:
+ Bà tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, vất vả lo cuộc sống, cưu mang cháu
+ Bà giàu tình yêu thương, hết lòng chăm sóc cháu: tình yêu của bà là ngọn lửa nồng đượm luôn sưởi ấm cháu.
+ Người bà luôn ấp ủ, nuôi dưỡng niềm tin bất diệt, bền bỉ vào cuộc sống.
+ Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa Bà mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam => Bày tỏ cảm xúc, liên hệ
0.5
0.5
0.5
0.5
Bài làm phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
* Về kỹ năng:
- Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học.
- Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
- Diễn đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, có cảm xúc.
- Phương pháp: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận chứng minh (luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục. Học sinh phải biết cách đưa dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu.)
* Về nôi dung: Đề văn nhằm đánh giá kiến thức của thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học: đó là cái hay của thơ ca. Từ đó lấy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ quan niệm của Trần Đăng Khoa: Thơ hay là thơ cùng một lúc phải đạt cả ba phẩm chất: giản dị, xúc động và ám ảnh.
Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu và giải thích một cách khái quát nhận định: (1,0 điểm)
+ Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cảm nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ.
+ Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ:
- Giản dị trong thơ: Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn giản. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thể hiện
- Xúc động: Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa độc giả và nhà thơ từ đó thấy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người.
 - Ám ảnh: Những cảm xúc vấn đề tác giả thể hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi: Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọc những cảm xúc không thể nào quên.
*Chứng minh bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.(3,5 đ)
 -Bởi đó là một bài thơ đã hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh. 
- Bằng sự cảm thụ tác phẩm, học sinh chứng minh cái giản dị, xúc động và ám ảnh được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh hình tượng  của bài thơ .
- Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Để thể hiện nội dung chủ đề nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hẳng của đời sống, gợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung.
- Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị, tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người.
 - Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình và nghị luận. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.
 - Kêt cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.
* Mở bài + Kết bài ( 0,5 điểm)
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_de_du_bi_nam_hoc.doc
Bài giảng liên quan