Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2(6,0 điểm)

Bàn về tác động của văn học, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết:

“Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn"

 (Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, Tập hai, trang 15)

 Bằng sự hiểu biết của mình về một sốtác phẩm đã học trong chương trìnhNgữ văn 9, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
Một sinh viên có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm ven đường. Họ chorằng đó là đôi giày của một người nông dân nghèo làm việc ở cánh đồng gần bên.
Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử giấu đôi giày này xem sao?”. Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân.Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”. Cậu sinh viên làm như lời chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Ông ta vừa mặc áo vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì thấy một đồng tiền.Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình với món quà đúng lúc đã cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn.
Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”.Người thanh niên trả lời:“Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên".
( Quà tặng cuộc sống)
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 2(6,0 điểm)
Bàn về tác động của văn học, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết: 
“Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn"
	(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, Tập hai, trang 15)
	Bằng sự hiểu biết của mình về một sốtác phẩm đã học trong chương trìnhNgữ văn 9, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
..............................Hết..................................
Họ và tên thí sinh:............................................................ Số báo danh:....................
Chữ ký của giám thị 1:......................................Chữ ký của giám thị 2:....................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KỲ THICHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
 - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
a. Về kĩ năng
 Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Câu
Đáp án
Điểm
1
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,25đ
Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
*Tóm tắt nội dung
 Chàng sinh viên đi dạo cùng giáo sư và có ý định trêu chọc người nông dân bằng việc giấu đôi giày. Vị giáo sư ngăn lại và khuyên anh ta làm việc gì có ý nghĩa hơn ví như bỏ đồng tiền vào đôi giày. Chàng trai làm theo. Và khi người nông dân xong việc, xỏ chân vào đôi giày, ông ta bàng hoàng quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, chứng kiến cảnh ấy, chàng trai lặng người đi vì xúc động và hiểu bài học sâu sắc.
*Ý nghĩa của câu chuyện
+ Câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, là bài học về cách ứng xử đầy tính nhân văn giữa người với người, nhắc nhở mọi người đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân, 
+Hãy cảm thông và giúp đỡ họ một cách thật lòng. Như vậy, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của hạnh phúc.
->Mối quan hệ giữa cho đi và nhận về. Hạnh phúc của cuộc sống không phải là thứ mà ta đã nhận được, đáng giá hơn thế, đó là sự cho đi.
0,75
0,25
0,25
0,25
2- Bàn luận, mở rộng
+ Trong cuộc sống, nhiều người phải sống nghèo khổ bất hạnh, đừng bao giờ xem họ là thứ mua vui, hoặc tỏ thái độ miệt thị, khinh bỉ. (Dẫn chứng)
+ Vô cảm trước trước nỗi thống khổ của người khác là độc ác, bất nhân. Giúp đỡ, sẻ chia chân thành làm cho mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn. Đó cũng là đạo lí làm người. (Dẫn chứng)
+ Nhắc nhở về cách hành xử tốt đẹp với mọi người xung quanh là cần thiết -> Chuẩn mực đạo đức xã hội. (Dẫn chứng) 
+ Hạnh phúc trong cuộc đời không hẳn là thứ ta nhận được mà đôi khi là thứ ta cho đi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
1,75
0,5
0,5
0,5
0,25
3- Thái độ, hành động
*Câu chuyện phê phán:
+ Thái độ coi thường, giễu cợt với hoàn cảnh khó khăn của người khác.
+ Thái độ thờ ơ, vô cảm với những người nghèo khổ, bất hạnh xung quanh. Hành động giúp đỡ giống như một sự ban ơn, bố thí.
*Bài học nhận thức:
+ Khuyên mọi người biết quan tâm, chia sẻ vớí những người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.
+ Thái độ “cho đi” phải xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, tận tâm. Giúp đỡ cần chân thành khéo léo, tránh làm tổn thương đến lòng tự trọng của người được giúp. Xem việc “cho đi” là niềm vui, là lẽ sống cao đẹp, là hành động phù hợp với đạo lí làm người.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.
0,25
Câu 2 (6,0 điểm)
a. Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. Bố cục hợp lí, chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
b. Về kiến thức
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Câu
Đáp án
Điểm
2
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,5đ
Giải thích ý kiến:
- Nghệ thuật: là lĩnh vực hoạt động tinh thần bao gồm các lĩnh vực: Âm nhạc, hội họa, điêu khắc, văn chương... 
Nghệ thuật có tính sáng tạo: sáng tạo cái đẹp, cái độc đáo, mang tính nhân văn
- Tâm hồn (con người): là tất cả các đặc điểm của phẩm chất: trí tuệ, tình cảm, cảm xúc, nhân cách
- Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn: Nghệ thuật có khả năng tác động sâu sắc đến đời sống tâm hồn, làm cho đời sống tâm hồn (vốn tiềm ẩn) trở nên phong phú hơn.
-> Lời nhận xét của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: Giá trị của nghệ thuật có tác dụng mở rộng tâm hồn con người, làm cho đời sống tâm hồn trở nên phong phú và sâu sắc hơn,giúp con người tự hoàn thiện chính mình, hướng con người tới những giá trị: Chân, thiện, mĩ
1,0đ
0,25
0,25
0,25
0,25
Bàn luận, mở rộng:
- Nghệ thuật mở rộng tâm hồn con người, làm phong phú đời sống tình cảm, cảm xúc của con người:
+ Nghệ thuật mở rộng tâm hồn con người: Mở rộng khả năng bao quát và cảm thụ đời sống một cách toàn diện và tinh tế hơn(Dẫn chứng)
+ Nghệ thuậtlàm cho đời sống tâm hồn trở nên phong phú hơn,với các cung bậc cảm xúc: vui buồn, yêu ghét,(Dẫn chứng)
-Nghệ thuật mở rộng tâm hồn con người, làm cho tâm hồn trở nên sâu sắc hơn:
+ Nghệ thuật hướng con người tới cái đẹp: biết trân trọng, nâng niu cái đẹp, không thờ ơ, vô cảm trước cái đẹp cũng như trước nỗi đau của con người (Dẫn chứng)
+ Hướng con người tới những giá trị, tình cảm nhân văn cao đẹp...để con người ngày càng vị tha, nhân ái, giúp tâm hồn trở nên thanh cao, trong sáng hơn (Dẫn chứng)
+ Nghệ thuật giải phóng con người khỏi giớihạn của chính mình, hiểu thế giới như hiểu chính bản thân mình -> nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.-> Nghệ thuật chân chính. (Dẫn chứng)
3,5 đ
1,5
0,5
1,0
2,0
1,0
0,75
0,25
Đánh giá, khái quát vấn đề:
 - Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn con người, chức năng thẩm mĩ là chức năng quan trọng nhất của văn học.
 - Khẳng định giá trị của nghệ thuật: có khả năng giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc ->Giá trị nhân văn của tác phẩm.Ca ngợi tài năng của tác giả trong sáng tạo nghệ thuật chân chính.
0,5 đ
0,25
0,25
Khẳng định lại vấn đề và liên hệ
0,5 đ
* Lưu ý:
 - Giám khảo chấm phải linh hoạt, căn cứ cụ thể vào bài làm của học sinh.
---------------------Hết--------------------------

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_201.docx
Bài giảng liên quan