Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)
Câu 2 (2 điểm):
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H6O4 có đồng phân hình học. X tác dụng được với NaHCO3 theo tỷ lệ mol 1:2 giải phóng khí CO2. Hidro hóa X bằng H2/Ni đun nóng thu được hợp chất hữu cơ gốc no, mạch nhánh. Hãy lập luận để xác định công thức cấu tạo của X và viết các phương trình phản ứng minh họa.
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Năm học 2015 – 2016 MÔN: Hóa học Ngày thi 7/10/2015 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 10 câu, trong 2 trang Câu 1 (2 điểm): Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên một phản ứng). 1. HCl → Cl2 → NaClO3 → NaClO4 → HClO4 2. Cr(OH)3 → KCrO2 → K2CrO4 → K2Cr2O7 → CrCl3 Câu 2 (2 điểm): Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H6O4 có đồng phân hình học. X tác dụng được với NaHCO3 theo tỷ lệ mol 1:2 giải phóng khí CO2. Hidro hóa X bằng H2/Ni đun nóng thu được hợp chất hữu cơ gốc no, mạch nhánh. Hãy lập luận để xác định công thức cấu tạo của X và viết các phương trình phản ứng minh họa. Câu 3 (2 điểm): Phèn kali-nhôm là một loại muối sunfat kép có công thức KAl(SO4)2.12H2O 1. Hãy giải thích vì sao loại phèn trên có tính axit và có tác dụng làm trong nước. 2. Thêm V (mL) dung dịch NaOH 0,1 M vào 500 mL dung dịch KAl(SO4)2 0,1 M thu được 1,56 gam kết tủa. Tính V. Câu 4 (2 điểm): Cho các phân tử: NH3, H2O, CS2, CCl4. 1. Hãy biểu diễn cấu trúc của các phân tử trên. 2. Cho biết cặp chất nào dễ tan được vào nhau? Giải thích. 3. Vì sao H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn CH3OH nhưng lại có nhiệt độ sôi cao hơn? 4. Hãy giải thích vì sao góc hóa trị: CCl4 > NH3 > H2O mặc dù cả ba chất có cùng kiểu lai hóa. Câu 5 (2 điểm): Cho phản ứng ở 200C: H2(khí) + Br2(lỏng) D 2 HBr(khí) (1) Kp(1)= 9,0 .1016 . 1. Hãy tính Kp(2) của phản ứng: H2(khí) + Br2 (khí) D 2 HBr (khí) (2) Biết ở 20OC áp suất hơi bão hòa của Br2 lỏng là 0,25 atm. Br2(lỏng) D Br2 (khí) (3) K = 0,25 p nHBr nHBr nHBr nHBr p p p (I) (II) (III) (IV) 2. Trong bình kín dạng xilanh chứa hỗn hợp khí gồm H2, HBr và Br2 (hơi) và đang ở trạng thái cân bằng. Nén pitton để áp suất p trong bình tăng dần thì số mol HBr bị biến đổi theo một trong bốn dạng đồ thị sau: Hãy xác định dạng đồ thị đúng và thời điểm đường biểu diễn chuyển hướng. Câu 6 (2 điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình ion X3+ là: [Ar]3d6. Nguyên tố X tạo ra được các phức chất: [XCl2(NH3)4]Cl (phức A), K3[X(CN)6] (phức B), K3[XCl3(CN)3] (phức C). 1. Gọi tên của A, B và giải thích vì sao phức B nghịch từ. 2. Viết phương trình phản ứng khi cho A, B tác dụng với dung dịch AgNO3 dư ở nhiệt độ thường và ở 800C? 3. Viết công thức cấu tạo các đồng phân lập thể có thể có của các ion trong phức A, C. 4. Viết phương trình phản ứng của A với ion sắt (II) trong môi trường axit. Câu 7 (2 điểm): 1. Từ buta-1,3-đien và anhiđrit maleic, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp axit 7-oxabixiclo[2.2.1]hept-5-en-2,3-đicacboxylic. 2. a. Tìm một cacbocation và một cacbanion có số C nhỏ nhất và đều có tính thơm. b. Giải thích tại sao đietylxyclopropanon có thể phản ứng với axit thu được muối? Câu 8 (2 điểm): 1. X là 1 đisacarit khử được dung dịch AgNO3/NH3. Thủy phân hoàn toàn 1 mol X cho 1 mol D-glucozơ và 1 mol D-mannozơ. Metyl hóa hoàn toàn X bằng CH3I/Ag2O cho hợp chất B. Đun nóng B trong dung dịch axit HCl loãng thu được (C) 2,3,6-tri-O-metyl của D-glucozơ và (D) 2,3,4,6-tetra-O-metyl của D-mannozơ. Biết rằng X có liên kết a-1,4-glicozit; manozơ là đồng phân quang học của glucozơ ở cacbon bất đối đầu tiên. Xác định công thức cấu tạo, viết công thức dạng vòng phẳng và công thức cấu dạng bền nhất của X. 2. Vào giữa thế kỉ XX, thalidomide được sử dụng rộng rãi ở châu Âu như một loại thuốc an thần và điều trị các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai uống loại thuốc này đã sinh ra những đứa trẻ mang các dị tật bẩm sinh như thiếu chân, tay. Năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện ra, Thalidomide gồm hai dạng nhưng chỉ một dạng có tác dụng chữa bệnh, dạng còn lại sẽ gây ra những rối loạn di truyền. Dưới đây là sơ đồ đơn giản để tổng hợp thalidomide: a. Biết A là một aminoaxit thiên nhiên. Viết công thức cấu tạo của A, B. b. Dự đoán cơ chế tạo ra hai dạng thalidomide. Vì sao mỗi dạng thalidomide lại có những tác dụng khác nhau? Câu 9 (2 điểm): Từ tinh dầu hoa hồng tách được 2 đồng phân A1, A2 đều có công thức C10H18O, chúng đều làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 và tạo thành C10H18OBr4. Khi cho tác dụng với HBr thì từ mỗi chất sẽ tạo thành 2 dẫn xuất monobrom C10H17Br. Khi oxi hóa A1, A2 bằng CuO/to đều tạo được hợp chất có công thức C10H16O, bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường axit đều thu được hai chất CH3COCH3 và CH3COCH2CH2COOH. Xác định cấu trúc của A1, A2 và gọi tên theo danh pháp IUPAC. Câu 10 (2 điểm): Cho dãy chuyển hóa sau: Biết C là một este có công thức phân tử là C12H14O2. 1. Viết công thức cấu tạo các chất hữu cơ từ A đến E. 2. Hidro hóa X (tỷ lệ 1:1) rồi đun nóng với H2SO4 đặc được sản phẩm chính X’. Cho X’ tác dụng riêng rẽ với dung dịch KMnO4 loãng (1) và Br2/CCl4 (2) được các sản phẩm tương ứng là X1 và X2. Hỏi X1, X2 gồm những chất nào? Viết công thức Fisơ và cho biết tính quang hoạt của chúng. ------HẾT------ Họ và tên thí sinh :.................................................... Số báo danh ........................ Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:....................................................................... Giám thị 2:.......................................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc
- Hoa De 2 2015 2016 DA.doc