Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

Chất A có công thức phân tử C5H8O4 là đieste của axit đa chức. Chất B có công thức phân tử C4H8O2 là este đơn chức. Cho A và B lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng, sau đó cô cạn các dung dịch rồi nung chất rắn thu được với NaOH (có mặt CaO) thì đều thu được CH4.

Viết công thức cấu tạo của A, B và các phương trình hóa học minh họa (không cần giải thích).

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: HÓA HỌC
Ngày thi: 11/9/2019
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm) 
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
1. Fe2O3 + HNO3 ®	2. Cl2O7 + NaOH ®
3. Na2SO3 + H2SO4 ® 	4. CaO + H2O ®
Câu 2 (2,0 điểm)
Chất A có công thức phân tử C5H8O4 là đieste của axit đa chức. Chất B có công thức phân tử C4H8O2 là este đơn chức. Cho A và B lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng, sau đó cô cạn các dung dịch rồi nung chất rắn thu được với NaOH (có mặt CaO) thì đều thu được CH4. 
Viết công thức cấu tạo của A, B và các phương trình hóa học minh họa (không cần giải thích).
Câu 3 (2,0 điểm) 
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:
.
Câu 4 (2,0 điểm) 
Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu trúc hình học của các phân tử, ion sau:
BeF2, BCl3, H3O+, NH4+.
Câu 5 (2,0 điểm) 
Đồng vị (T1/2 = 8,02 ngày) dùng trong y học thường được điều chế bằng cách bắn phá bằng nơtron trong lò phản ứng hạt nhân. Trong phương pháp này, trước tiên nhận 1 nơtron chuyển hóa thành , rồi đồng vị này phân rã b- tạo thành .
1. Viết các phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra khi điều chế .
2. Trong thời gian 3 giờ, 1,00 mL dung dịch ban đầu đã phát ra 1,08.1014 hạt b-. Tính nồng độ ban đầu của trong dung dịch theo đơn vị mmol/L. Cho NA = 6,022.1023.
Câu 6 (2,0 điểm) 
 +1,70V
 +1,23V
Cho giản đồ thế khử chuẩn của Mn trong môi trường axit: 
1. Viết các bán phản ứng và tính thế khử chuẩn tương ứng với các cặp: , Mn3+/Mn2+.
2. Hãy cho biết các tiểu phân nào tự dị phân. Hãy tính hằng số cân bằng của các phản ứng dị phân đó.
Câu 7 (2,0 điểm) 
Amoni hidrosunfua là một chất không bền, dễ phân huỷ thành NH3 (k) và H2S (k). Cho biết:
Hợp chất
DHSo (kJ/mol)
So (J/K.mol)
NH4HS (r)
- 156,9
113,4
NH3(k)
- 45.9
192,6
H2S (k)
- 20,4
205,6
1. Tính DHo298, DSo298 của phản ứng trên.
2. Tính DGo298 và hằng số cân bằng Kp tại 298K của phản ứng trên.
3. Cho 1,00 mol NH4HS vào một bình chân không 25,00 L. Hãy tính áp suất toàn phần trong bình chứa nếu phản ứng phân huỷ đạt cân bằng tại 298K. Bỏ qua thể tích của NH4HS. 
4. Nếu dung tích bình chứa là 100,00 L, hãy tính lại áp suất toàn phần trong thí nghiệm trên.
Câu 8 (2,0 điểm) 
Quy trình chuẩn độ dung dịch A gồm Na2CO3 0,040 M và NaHCO3 0,040 M như sau:
Lấy 10,0 mL dung dịch trên cho vào bình nón, thêm vài giọt chất chỉ thị X và chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,040 M đến khi dung dịch đổi màu. Thêm tiếp vài giọt chất chỉ thị Y vào dung dịch thu được ở trên. Chuẩn độ tiếp bằng dung dịch HCl 0,040 M đến khi dung dịch đổi màu.
 1. Tính gần đúng pH tại điểm tương đương thứ nhất, từ đó chọn chất chỉ thị X thích hợp từ những chất chỉ thị cho dưới đây. Cho biết CO2 tạo thành tan hoàn toàn trong dung dịch; CO2/H2O có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
Chất chỉ thị
Khoảng pH đổi màu
Chất chỉ thị
Khoảng pH đổi màu
Metyl lục
0,1-2,0
Bromthymol xanh
6,0-7,6
Metyl da cam
3,1-4,4
Phenolphtalein
8,0-10,0
Metyl đỏ
4,2-6,2
Alizarin vàng
10,1-12,1
2. Trong thực tế, khi chuẩn độ đến gần điểm tương đương thứ 2, người ta thường đun sôi dung dịch khoảng 2 phút, sau đó để nguội và chuẩn độ tiếp. Hãy cho biết mục đích của việc làm này?
3. Với mỗi trường hợp sau đây, hãy cho biết nồng độ Na2CO3 xác định được là cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thực? Giải thích.
a. Pipet dùng để lấy 10,0 mL dung dịch A chỉ lấy được 9,95 mL dung dịch.
b. Dùng bromphenol đỏ (khoảng pH đổi màu: 5,0 – 6,8) để xác định điểm tương đương thứ nhất.
c. Có bóng khí xuất hiện ở đầu buret trước khi tiến hành chuẩn độ, nhưng biến mất trong quá trình chuẩn độ nấc thứ nhất.
d. Buret không được tráng bằng dung dịch HCl 0,040 M sau khi được rửa bằng nước cất.
Câu 9 (2,0 điểm) 
Cho các hợp chất sau: 	
CH3-CH=CH-CH(CH3)C2H5 (A)	 	CH≡C-CH2-CH=CH2	 (B)
 	(C)	 CH3CH2CH(CHO)CH=CH2 	(D)
1. Gọi tên các hợp chất A, B theo danh pháp thay thế.
2. Viết các công thức biểu diễn cấu trúc của A. Ghi rõ ký hiệu lập thể (Z, E, R, S). 
3. Chất C hấp thụ ánh sáng với lmax = 850 nm có e = 39,0 (M-1, cm-1). Mật độ quang đo được khi dung dịch của C đựng trong cuvet 1,00 cm là 0,430. Tính nồng độ của C. 
4. Hidro hóa hoàn toàn D thì sản phẩm thu được có quang hoạt không? Giải thích. 
Câu 10 (2,0 điểm) 
Trong thuốc lá có chất anabazin và một đồng phân cấu tạo của nó là nicotin (rất độc). Ngoài ra người ta còn tổng hợp được chất nicotirin có cấu tạo tương tự nicotin.
Anabazin	Nicotin	Nicotirin 
1. So sánh tính bazơ giữa 2 nguyên tử nitơ trong mỗi chất (chỉ rõ nguyên tử nitơ có tính bazơ mạnh hơn bằng cách khoanh tròn). Giải thích.
2. Sắp xếp các chất theo trình tự tăng dần Kb1 (không cần giải thích). 
-----Hết----
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký:	Giám thị 1:.....................................................................................
 	Giám thị 2:.....................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc
  • docDAP AN-HOA HOC-DE SO 1.doc
Bài giảng liên quan