Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

Câu 2 (12,0 điểm):

Thơ bao giờ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường, trong đó đặc biệt chú trọng đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt của từ ngữ ở phương diện âm thanh và phương diện tạo hình.

(Nguyễn Văn Long – Thơ và việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm thơ –

 NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số bài thơ hay để làm sáng tỏ.

 

doc1 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12/10/2016
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm):
CHÚT TÌNH TRONG NGÀY NGẬP LỤT
Cô gái mắt như khóc khi một mình ì ạch đẩy chiếc xe máy từ đầu đường Lê Lai (Quận 1, TP HCM) đến gần đường Nguyễn Thị Nghĩa. Quá mệt, không còn đẩy được nữa, cô cho xe lên vỉa hè, sát với công viên 23/09.
Đường Lê Lai chưa bao giờ ngập như thế nhưng trong cơn mưa lịch sử chiều 26/09 vừa qua cũng chịu chung số phận với hàng chục tuyến đường khác. Nước ngập lênh láng, có nơi ngập sâu đến nửa chiếc xe gắn máy. Những chiếc xe tay ga thấp bị nước ngấm vào máy không nổ được.
Đang loay hoay chưa biết làm sao để về nhà ở Quận 7, cô gái tên Tiên được một người chạy xe ôm hỏi tình hình xe thế nào. Không chút do dự, người đàn ông dốc ngược chiếc xe máy lên vỉa hè cho nước từ ống pô chảy ra. Sau đó dốc hết sức đạp cho chiếc xe nóng máy dần rồi dùng một số đồ nghề thô sơ tháo bung ra lau. Phải mất hai mươi phút đạp liên tục chiếc xe mới nóng máy và nổ lên những tiếng nổ khét lẹt, khói đen phụt ra, sau đó là những tiếng nổ giòn. 
Cô gái mắt sáng lên theo từng tiếng nổ của chiếc xe vừa được cứu. Vội móc túi lấy ra mấy chục nghìn tiền lẻ ướt nhèm. Người đàn ông lắc đầu bảo giúp người lúc khó có phúc trăm lần nên không lấy tiền. Liền sau đó, rất nhiều người xe máy bị ướt cũng đưa lên công viên 23/09 để người đàn ông này sửa giúp. Một mình làm không hết, anh kêu thêm mấy người bạn chạy xe ôm gần đó đến hỗ trợ. Tất cả chỉ là miễn phí
Đến gần 22h đêm, số xe mà các anh sửa giúp cũng lên tới trên 20 chiếcai cũng mồ hôi nhễ nhãi. Có người nói đùa rằng, nãy giờ các anh chở những người bị ướt này về nhà chắc cũng kiếm được khối tiền. “Lúc người ta gặp khó, mình biết chút ngón nghề thì giúp, tính công, tính của trong những lúc thế này, mình cầm đồng tiền người ta cũng không vui vẻ gì”, anh cười sảng khoái rồi tiếp tục sửa chiếc xe cuối cùng
 (Theo Phan Tư – Báo Giao thông – số 160 - Thứ năm 6/10/2016, trang 4)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Câu 2 (12,0 điểm):
Thơ bao giờ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường, trong đó đặc biệt chú trọng đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt của từ ngữ ở phương diện âm thanh và phương diện tạo hình. 
(Nguyễn Văn Long – Thơ và việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm thơ –
 NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số bài thơ hay để làm sáng tỏ.
HẾT
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_ngu_van_nam_hoc.doc
  • docHDC ngay thi thu nhat.doc