Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

a. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm virus? Giải thích.

b. Khi một tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập được vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?

 

docx2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 11/9/2018
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 11 câu, trong 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm virus? Giải thích.
b. Khi một tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập được vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh? 
Câu 2 (1,0 điểm)
Miễn dịch là gì? Loại miễn dịch nào có thể chống lại hiệu quả nhất đối với sự xâm nhập và nhân lên của virus? Vì sao?
Câu 3 (1,75 điểm)
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi khuẩn A có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Vi khuẩn B không sinh trưởng và phát triển được trên môi trường này, nhưng nếu nuôi cấy chung vi khuẩn B với vi khuẩn A thì cả hai loại vi khuẩn đều sinh trưởng, phát triển bình thường. 
a. Hiện tượng này gọi là hiện tượng gì? Giải thích?
b. Biểu hiện trên đĩa petri khi nuôi cấy như thế nào?
Câu 4 (2,75 điểm)
a. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích.
b. Có nhận định cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực vật để phân biệt cây C3 với cây C4.
- Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
- Trình bày thí nghiệm để kiểm chứng nhận định trên.
Câu 5 (2,0 điểm)
Hãy cho biết chức năng của không bào trong các tế bào sau đây:
a. Tế bào lông hút của rễ. 
b. Tế bào cánh hoa. 
c. Tế bào đỉnh sinh trưởng.
d. Tế bào lá của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 6 (2,5 điểm)
Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
Câu 7 (1,0 điểm)
Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật và thu được kết quả như sau:
* Nhóm ngày ngắn:
- Thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa.
- Thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa.
- Thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa.
* Nhóm ngày dài: 
- Thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa.
- Thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa.
- Thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa.
a. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? 
b. Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây?
Câu 8 (1,0 điểm)
Sự hấp thu các sản phẩm tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa? Đặc điểm nào của bộ phận đó phù hợp với chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng?
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Ống khí của chim có gì khác với ống khí của côn trùng?
b. Đối với một số động vật hô hấp bằng phổi (cá voi, hải cẩu), nhờ những đặc điểm nào giúp chúng có thể lặn được rất lâu trong nước? 
Câu 10 (2,5 điểm)
Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích.
a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi.
b. Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em.
c. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.
d. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
e. Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường.
Câu 11 (1,5 điểm) 
a. Hai nơron cùng loại A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron này với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?
b. Khí mêtylphôtphonofluoridic axit gây ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin-esteraza ở màng sau xináp thần kinh - cơ. Nếu hít phải khí này có nguy hiểm cho tính mạng không? Tại sao? 
-----Hết-----
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ...............................................
Họ và tên, chữ ký:	Giám thị 1:.....................................................................................
 	Giám thị 2:.....................................................................................

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_sinh_hoc_nam_hoc.docx
  • docxHDC NGAY 1.docx
Bài giảng liên quan