Tài liệu ôn tập môn Sinh học Khối 12

I. Khái niệm:

- ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.

- ĐBG có 3 dạng : mất, thêm và thay thế 1 cặp nu hoặc 1 số cặp nu. Đột biến gen liên quan đến 1 cặp nu gọi là đột biến điểm.

- Đột biến mất, thêm dẫn đến đột biến dịch khung (vì làm thay đổi trình tự các nu từ vị trí xảy ra đột biến đến cuối gen)

- Đột biến thay thế cặp nu dẫn đến đột biến đồng nghĩa (bộ ba mới và bộ ba cũ cùng mã hóa 1 loại axit amin)

- Đột biến thay thế cặp nu dẫn đến đột biến sai nghĩa (bộ ba cũ và bộ ba mới mỗi loại mã hóa 1 loại axit amin)

- Đột biến thay thế cặp nu dẫn đến đột biến vô nghĩa (bộ ba mới là bộ ba kết thúc làm chuỗi pôlipeptit ngắn lại)

 

doc15 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tài liệu ôn tập môn Sinh học Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
hóa cho một a.a.
C. một bộ ba mã hóa một axit amin. 	 	D. có nhiều axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.
Câu 8: Tính đặc hiệu của mã di truyền là
A. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không chồng gối lên nhau. 	B. một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
C. nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axit amin. 	D. một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã. 
Câu 9: Enzim chính tham gia quá trình nhân đôi ADN là 
A. ADN polimeraza. 	B. ARN polimeraza.  	C. Ligaza. 	 D. Restrictaza.
Câu 10: Quá trình sao chép ADN đi theo hướng nào trên hai mạch của phân tử ADN?
A. 5’-3’ trên cả hai mạch. 	B. 3’-5’ trên cả hai mạch. 
C. 5’-3’ trên mạch 3’-5’ và 3’-5’ trên mạch 5’-3’. 	D. 3’-5’ trên mạch 3’-5’ và 5’-3’ trên mạch 5’-3’.
Câu 11: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN?
A. Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch. 
B. Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X)
C. Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới. 
D. Tự nhân đôi của ADN chủ yếu xảy ra ở tế bào chất. 
Câu 12: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là
A. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, mỗi phân tử gồm có 1 mạch là của ADN ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.
B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, 1 phân tử giống với phân tử ADN mẹ còn phân tử kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 phân tử ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
Câu 13: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là
A. 16	B. 5	C. 32	D. 10
Câu 14: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn vì enzim ADN polimeraza chỉ
A. tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. 	B. tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’. 
C. tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’. 	D. tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’.
Câu 15: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn ADN
A. di chuyển một cách ngẫu nhiên. 	B. chiều từ 3' đến 5' trên mạch này và chiều từ 5' đến 3' trên mạch kia.
C. luôn theo chiều từ 3' đến 5'. 	D. luôn theo chiều từ 5' đến 3'.
Câu 16: Loại enzim nào sau đây có khả năng xúc tác tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn nhưng không có khả năng tháo xoắn phân tử ADN?
A. ADN pôlimeraza.	B. Ligaza.	C. ARN pôlimeraza.	D. Restrictaza.
Câu 17: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
(1) Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(2) Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới, vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki tạo nên mạch liên tục
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G với X và ngược lại
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
 (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
 (2) Sử dụng 8 loại nuclêôtít làm nguyên liệu trong quá trình nhân đôi.
 (3) Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.
 (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
 (5) Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
 Phương án đúng là 	A. (1), (4). 	B. (3), (5). C. (2), (3), (5) . D. (1), (2), (4).
Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?
(1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.
(2) Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3’ của mạch mới.
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.
(4) Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(5) Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.
(6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.
 A. 5. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 6.
Câu 20: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. 
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.	
Vận dụng:
Câu 21: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là
A. 100        	B. 190	C. 90        	D. 180
Câu 22: Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:
A. A=T= 9000; G=X=13500	B. A=T= 2400; G=X=3600
C. A=T=9600; G=X=14400	D. A=T=18000; G=X=27000
Câu 23: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có   làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G=80%; T+X=20%	B. A+G=20%; T+X=80%
C. A+G=25%; T+X=75%	D. A+G= 75%; T+X=25%
Câu 24: Một gen gồm 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hidro, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleotit tự do mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:
A. A = T = 4200; G = X = 6300	B. A = T = 5600; G = X = 1600
C. A = T = 2100; G = X = 600	D. A = T = 4200; G = X = 1200
Câu 25: Có 8 phân tử ADN tự sao liên tiếp một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch nucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 6        	B. 3	C. 4      	  D. 5
Câu 26: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanine. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30% và số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A=450; T=150; G=150; X=750	B. A=750; T=150; G=150; X=150
C. A=450; T=150; G=750; X=150	D. A=150; T=450; G=750; X=150
Câu 27: Trên phân tử ADN có 10 điểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 50 đoạn Okazaki. Xác định số đoạn mồi được tổng hợp	
A. 52	B. 62	C. 80	D. 70
Câu 28: Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở 1 loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 4 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki, đơn vị 3 có 21 đoạn Okazaki, đơn vị 4 có 22 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân 
đôi ADN đoạn giữa trên là
A. 54	B. 57 	C. 60 	 D. 85
2. PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ
Nhận biết – thông hiểu:
Câu 1: Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là
A. ADN	B. tARN	C. rARN	D. mARN
Câu 2: Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã(anticôdon)?
A. mARN	B. tARN	C. rARN	D. Cả 3 loại ARN
Câu 3: Phiên mã là quá trình
A. tổng hợp chuỗi pôlipeptit	B. nhân đôi ADN
C. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ	D. tổng hợp ARN
Câu 4: Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì?
A. AUX	B. TAX	C. AUG	D. UAX
Câu 5: Bào quan nào trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin?
A. Perôxixôm	B. Lizôxôm	C. Pôlixôm	D. Ribôxôm
Câu 6: Loại axitnuclêic nào sau đây đóng vai trò như “một người phiên dịch”, tham gia dịch mã trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit?
A. ADN	B. mARN	C. tARN	D. rARN
Câu 7: Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?
A. Hiđrô	B. Hoá trị	C. Phôtphođieste 	D. Peptit
Câu 8: Trên phân tử mARN của sinh vật nhân sơ, bộ mã di truyền 5’AUG’3 mã hóa cho axit amin nào dưới đây?
 A. Phenylalanin B. Formyl methionine C. Methionine 	D. Alanin
Câu 9: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
A. Đều diễn ra trong nhân tế bào. 	B. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 
C. Đều có sự tham gia của ARN polimeraza  	D. Đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN
Câu 9: Trong quá trình phiên mã, ARN polimerase trượt theo chiều nào dưới đây?
A. 3’-5’ của mạch bổ sung 	B. 5’-3’ của mạch bổ sung 
C. 5’-3’ của mạch mã gốc 	D. 3’-5’ của mạch mã gốc
Câu 10: Phân tử tARN mang Metionin tiến vào Riboxom để tổng hợp protein. Trật tự nucleotit của bộ ba đối mã trên phân tử tARN này là
A. 3'UXA5'	B. 3'AUG5'	C. 5'AUG3'	D. 3'UAX5'
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?
A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.  	
B. Sau khi kết thúc phiên mã, ARN rời khỏi ADN. 
C. Các Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: U tự do liên kết với A của mạch mã gốc; G tự do liên kết với X mạch mã gốc.  
D. Quá trình phiên mã sử dụng 2 mạch của ADN làm khuôn. 
Câu 12: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ – 5’ để kéo dài chuỗi polinucleotit 
(3) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.
(4) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’
Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là:
A. (2) → (3) → (1) → (4) B. (1) → (4) → (2) → (3)	 C. (1) → (2) → (3) → (4) 	D. (2) → (1) → (3) → (4)
Câu 13: Cho các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm là đặc điểm chung của cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào? 1 . Chỉ gồm một chuỗi pôlinuclêôtit 2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 
3. Có bốn đơn phân. 4. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung. 5. Phân tử đường là ribôzơ.
A. 2	 	B. 3	C. 4 	D. 5
Câu 14: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành:
A. cùng chiều tháo xoắn của ADN 	B. cùng chiều với mạch khuôn 
C. theo chiều 3’ đến 5’ 	D. theo chiều 5’ đến 3’
Câu 15: Khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
A. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3'- 5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc. 
B. ARN  polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nucleotit đặc biệt nằm trước bộ ba mở đầu của gen.  
C. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen  và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên mã.  
D. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5'- 3' và tồng hợp mạch 3'- 5' theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc 
Câu 16: Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hóa có 5 bộ ba: 
 5’AAT ATG AXG GTA GXX3’
Thứ tự các bộ ba: 1 2 3 4 5
Phân tử tARN mang bộ ba đối mã 3’GXA5’ giải mã cho bộ ba thứ mấy trên đoạn gen trên ?
 A. Bộ ba thứ 2 B. Bộ ba thứ 3 	C. Bộ ba thứ 5 	D. Bộ ba thứ 4
Câu 17: Các bộ ba nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
 A. UGU, UAA,UAG B. UUG,UAA,UGA 	C. UAG,UGA,UAA 	D. UUG,UGA,UAG
Câu 18: Trong quá trình dịch mã:
A. Mỗi Riboxom có thể hoạt động trên bất kỳ loại mARN nào.
B. Mỗi axit amin đã được hoạt hóa liên kết với bất kỳ tARN nào để tạo thành phức hợp axit amin – tARN. 
C. Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau. 
D. Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một riboxom hoạt động.
Câu 19: Một đoạn polipeptit gồm các axit amin sau:...Val-Trp-Lys-Pro....Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các codon(bộ ba trên mARN) sau: Lys: AAG Pro: XXA Val: GUU Trp: UGG
Xác định trình tự các nu trên mạch mã gốc của ADN tương ứng:
A. 5'...XAA AXX TTX GGT...3'	B. 3'...TAX AUG GGX GXT...5'	
C. 5'...TGG XTT XXA TAX...3'	D. 3'...XAA AXX TTX GGT...5'
Câu 20: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?
1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid. 	2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung. 	4. Có 4 loại đơn phân.
Phương án đúng: A. 4 	B. 2 	 	C. 3 	D. 1
Câu 21: Có một trình tự mARN 5’AUG GGG UGX UXG UUU 3’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế nu thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T.
B. Thay thế nu thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T. 
C. Thay thế nu thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T. 
D. Thay thế nu thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng A.
Câu 22: Trong số các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định không đúng về quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ?
(1) Chiều dài của phân tử mARN đúng bằng chiều dài của vùng mã hoá của gen.
(2) Phiên mã và dịch mã xảy ra gần như đồng thời.
(3) Mỗi mARN chỉ mang thông tin di truyền của 1 gen
(4) Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN mới được dịch mä.
(5) Số lượng protein tạo ra bởi các gen trong cùng một operon thường bằng nhau.
A. 1	 	 	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 23: Sản phẩm của quá trình hoạt hóa axit amin trong quá trình dịch mã là?
A. mARN 	B. Chuỗi polipeptit 	C. Axit amin tự do 	 	D. Phức hợp aa-tARN 
Câu 24: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. glucôzơ. 	B. prôtêin. 	C. ADN. 	D. ARN.
Câu 25: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN?
A. Ađênin. 	B. Timin. 	C. Uraxin. 	D. Xitôzin
Câu 26: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây	
(1) Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom.
(2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
(3)Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc.
(4) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng ? 
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 27: Nhận xét nào dưới đây không đúng?
 A. Ở tế bào nhân sơ sau khi được tổng hợp foocmin Methyonin được cắt khỏi chuỗi polipeptit. 
 B. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. 
 C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang theo axit amin mở đầu là Met đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã. 
 D. Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn. 
Vận dụng:
Câu 28: Số axitamin trong chuổi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN hoàn chỉnh có 1.500 nu- là
A. 1.500	B. 498	C. 499	D. 500
Câu 29: Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được sao mã từ 1 gen có 3.000 nu- đứng ra dịch mã.Quá trình tổng hợp Prôtêin có 5 Ribôxôm cùng trượt qua 4 lần trên Ribôxôm.Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu?
A. 9980	B. 9960	C. 9995	D. 9996
Câu 30: 1 gen dài 2040 A° có hiệu giữa 2 loại (nu) X và A là 15%. Mạch 1 có T=60 và G=30% số (nu) của mạch. Phân tử mARN do gen tổng hợp có U chiếm 10% số (nu) của mạch. Mạch làm khuôn và tỉ lệ A,U,G,X của phân tử mARN là 
A. Mạch 2 và 25%, 10%, 30%, 35% 	B. Mạch 1 và 10%, 15%, 30%, 35%
C. Mạch 2 và 25%, 10%, 35%, 30% 	D. Mạch 1 và 25%, 10%, 35%, 30%
Câu 31: Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau:
Exon 1
Exon 2
Exon 3
Exon 4
60
66
66
60
Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là: 
A. 78	B. 64	C. 79	D. 82
Câu 32: 
Một phân tử mARN trưởng thành dài 5100 A0, được dùng làm khuôn tổng hợp một chuỗi polipeptit cần môi trường cung cấp số axit amin là
A. 999. 	B. 500. 	C. 499. 	D. 498
Câu 33: Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
A. A = 448; X =350; U = G = 351.	 	B. U = 447; A = G = X = 351.	
C. U = 448; A = G = 351; X = 350. 	D. A = 447; U = G = X = 352. 
Câu 34: Cho đoạn mạch gốc của phân tử ADN cps trình tự nucleotit như sau:
3’ TAX TAT TAT TAT TAT TAT TAT TAT ATT 5’
Phân tử ADN này thực hiện phiên mã và dịch mã thì số axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng sẽ là:
A. 7        	B. 5	C. 3        	D. 1
Câu 35: Một phân tử mARN dài 1,02.10-3 mm điều khiển tổng hợp protein. Quá trình dịch mã có 5 riboxom cùng trượt 3 lần trên mARN. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp là
A. 7500        	B. 7485	C. 15000        	D. 14985
Câu 36: Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 510 nm. Mạch 1 của nó có 400 nucleotit loại A, 500 nucleotit loại T và 400 nucleotit loại G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nucleotit từng loại là bao nhiêu?
A. U=300; G=400; X=200; A=600	B. U=200; G=400; X=200; A=700
C. U=400; G=200; X=400; A=500	D. U=500; G=400; X=200; A=400
Câu 37: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có 2025 liên kết hidro, mARN do gen đó tổng hợp có G – A = 125 nucleotit; X – U = 175 nucleotit. Được biết tất cả số nucleotit loại T của gen đều tập trung trên mạch mã gốc. Số nucleotit mỗi loại trên mARN là
A. A=225; G=350; X=175; U=0	B. A=350; G=225; X=175; U=0
C. A=175; G=225; X=350; U=0	D. U=225; G=350; X=175; A=0
3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
Câu 1: Điều hoà hoạt động của gen là gì?
A. Điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra	B. Điều hoà phiên mã	
C. Điều hoà dịch mã	D. Điều hoà sau dịch mã
Câu 2: Điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức độ nào?
A. Sau dịch mã	B. Dịch mã	C. Phiên mã	D. Phiên mã và dịch mã
Câu 3:Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac? 
A. Vùng vận hành (O). 	B. Gen điều hòa (R). C. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). D. Vùng khởi động (P).
Câu 4:Trong điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, chất cảm ứng là
A. prôtêin	B. Enzim	C. Lactic	D. Lactôzơ
Câu 5:Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhóm gen cấu trúc không hoạt động khi prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.
B. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
C. Khi môi trường có lactôzơ, prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng khởi động, do đó mARN pôlimeraza liên kết được với vùng vận hành để tiến hành phiên mã.
D. Nhóm gen cấu trúc không hoạt động khi chất ức chế gắn vào vùng khởi động và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt prôtêin ức chế.
Câu 6: Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là:
A. (2) và (4)	B. (1), (2) và (3)	C. (2) và (3)	D. (2), (3) và (4)
Câu 7: Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp khi không có đường lactôzơ thì opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?
1. Gen điều hòa của opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
2. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của opêron Lac.
3. Vùng vận hành (vùng O) của opêron Lac bị đột biến và không còn khả năn

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_sinh_hoc_khoi_12.doc
Bài giảng liên quan