Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 2 tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2015 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 28/07/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 2 tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2015 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 2 THAM DỰ 
KÌ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2015
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề)
(Đề này gồm 18 câu trong 03 trang)
Câu 1 (1,0 điểm):
a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra kết luận gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tế bào ung thư ác tính làm cho nó có khả năng phân chia không ngừng? Ứng dụng của các tế bào ung thư trong công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng thể hiện như thế nào? 
Câu 3 (1,0 điểm): 
a. Khi dung hợp hai tế bào cùng nguồn tế bào A đang ở pha S và tế bào B đang ở pha G1 ngưởi ta quan sát thấy nhân tế bào B bước vào pha S - tổng hợp ADN. Hãy dự đoán các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nêu trên và bố trí thí nghiệm như thế nào để xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng đó?
b. Ở một người đàn ông, xét 2 cặp NST của trong tế bào: cặp NST thứ 22 chứa hai cặp gen dị hợp (Aa, Bb); cặp NST 23 chứa hai gen trội D, E không có alen tương ứng trên Y. Cho rằng , trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đã xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I ở cặp NST 23. Hãy xác định kiểu gen của các loại giao tử? 
Câu 4 (1,0 điểm):
a. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng loại virut này. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
b.Trong các loại virut, HIV là một dạng retrovirut có phương thức kí sinh hiệu quả. Nó là virut ôn hòa hay virut độc? Tại sao?
Câu 5 (0,5 điểm):
Thạch là nguyên liệu chủ yếu để làm môi trường đặc nuôi cấy vi sinh vật. Người ta đã sử dụng đối tượng sinh vật nào để tạo ra thạch? Thành phần hóa học chính của thạch là gì? Ưu điểm khi sử dụng nguyên liệu thạch làm môi trường nuôi cấy là gì?
Câu 6 (1,5 điểm):
a. Cơ chất của enzim Rubisco là gì ? Sự tăng giảm nồng độ các cơ chất đó có ảnh hưởng khác nhau như thế nào đên hoạt tính của Rubisco?
b. Vì sao lá cây ở xứ lạnh thường có màu sắc sặc sỡ (đỏ, tím...). Màu sắc sặc sỡ có ý nghĩa gì với cây? Vậy lá của chúng có diệp lục không? Vì sao? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh.
Câu 7(1,0 điểm):
a. Cần hiểu độ dài đêm tới hạn để cây ra hoa như thế nào? Điều kiện để một cây ngày ngắn và một cây ngày dài ra hoa cùng một thời điểm?
b. Quan sát một loài cây trồng trong điều kiện thí nghiệm có thời gian chiếu sáng khác nhau, người ta thấy chúng ra hoa khi thời gian được chiếu sáng là 15 giờ. Đây là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Làm thế nào để khẳng định được kết luận của em là đúng?
Câu 8 (1.0 điểm):
a. Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch?
b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng thành? 
Câu 9 (1,0 điểm):
a. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
b. Khả năng thích nghi của hệ tuần hoàn là rất lớn có thể tăng chức năng gấp 8 - 10 lần lúc cơ thể hoạt động đối với người bình thường, còn với người có luyện tập tăng 12 - 15 lần. Hãy nêu các cách thích nghi của hệ tuần hoàn với đặc điểm này?
Câu 10: (1,5 điểm):
a. Một gen của tế bào nhân chuẩn được cài vào ADN vi khuẩn. Sau đó vi khuẩn phiên mã gen này thành ARNm và dịch mã thành prôtêin. Prôtêin này hoàn toàn vô dụng đối với tế bào nhân chuẩn nói trên vì nó chứa quá nhiều axit amin so với prôtêin cũng được tổng hợp từ gen đó nhưng ngay trong tế bào nhân chuẩn, thậm chí cả thứ tự axit amin ở một đôi chỗ cũng khác. Nguyên do của sự khác biệt này là gì? Giải thích? 
b. Nguyên tắc bổ sung được ứng dụng trong các kĩ thuật lai phân tử như thế nào?
Câu 11 (1.0 điểm):
	Lai ruồi cái cánh thường, mắt đỏ với ruồi đực cánh xoăn, mắt trắng. F1 được 100% cánh thường, mắt đỏ. F1 ngẫu phối được F2 với tỷ lệ như sau:	
Ruồi đực
Ruồi cái
 Cánh xoăn, mắt đỏ
50
0
 Cánh thường, mắt đỏ
150
402
 Cánh xoăn, mắt trắng
150
0
 Cánh thường, mắt trắng
50
0
	Xác định quy luật di truyền của 2 tính trạng. Viết sơ đồ lai từ P → F2. 
Câu 12 (1,0 điểm):
	Ở một quần thể thực vật có kích thước lớn, alen A qui đinh thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Sau một thế hệ ngẫu phối thu được F1 có 27% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 48% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho tất cả các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con?
Câu 13 (1,5 điểm):
a. Vì sao sản phẩm của một gen có thể ảnh hưởng tới biểu hiện của gen khác?
b. Điều gì xảy ra khi trộn các plasmit đã được mở vòng với các đoạn ADN?
Câu 14 (1,0 điểm):
a. Vì sao các nhóm loài khác nhau lại có hiệu suất sinh thái khác nhau?
b. Giải thích tại sao độ đa dạng của một hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh của hệ sinh thái đó.
Câu 15 (1.5 điểm):
a. Trên một hòn đảo, mèo rừng là vật ăn thịt duy nhất của thỏ, nếu tiêu diệt hết mèo rừng sẽ gây bất lợi gì cho quần thể thỏ?
b. Cho cỏ khô vào một bình thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội, đặt trong tối một thời gian. 
- Diễn biến xảy ra trong môi trường thí nghiệm nêu trên?
- Đây có phải hệ sinh thái không? Tại sao?
c. Trong trường hợp nào hai loài có ổ sinh thái trùng nhau nhưng không xảy ra quan hệ cạnh tranh?
Câu 16 (1,5 điểm):
a. Tại sao chọn lọc tự nhiên diễn ra thường xuyên nhưng nguồn biến dị di truyền trong quần thể không hề giảm?
b. Đặc trưng nhất của đột biến so với các nhân tố tiến hóa khác là gì?
Câu 17 (1,0 điểm): Trong cùng một khu vực địa lí, tốc độ tiến hóa của các quần thể cùng loài có giống nhau hay không? Hãy giải thích.
Câu 18 (1,0 điểm):
 Cho sơ đồ phả hệ sau:
Xác suất để 7 và 8 sinh đứa con đầu lòng không bị cả 2 bệnh trên ?
----------------Hết -------------------
Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh: .....................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.................................................................................................
 Giám thị 2:.................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_2_tham_du_ki_thi_hoc_sinh_gio.doc
  • docHDC SINH VONG 2.doc
Bài giảng liên quan