Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 THCS - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3:

Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ đối phó với quân Tưởng và quân Pháp khác nhau như thế nào? Vì sao Đảng, Chính phủ thực hiện các chủ trương đó?

Câu 4:

Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?

Câu 5:

Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”? “Chiến tranh lạnh” kết thúc đã tác động như thế nào đến tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á?

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 THCS - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu,01 trang)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Trình bày sự thành lập, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại sao nói : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng hoạt động đúng đắn và tiến bộ nhất ở nước ta từ năm 1925 đến 1929? 
Câu 2 ( 2,0 điểm)
Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy chọn và phân tích một sự kiện quan trọng nhất quyết định đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Tháng 11/1939
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Tháng 9/1940
Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương
Ngày 27/9/1940
Khởi nghĩa Bắc Sơn
Ngày 23/11/1940
Khởi nghĩa Nam kì
Ngày 10-19/5/1941
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Ngày 22/12/1944
Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Câu 3 ( 2,0 điểm)
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ đối phó với quân Tưởng và quân Pháp khác nhau như thế nào? Vì sao Đảng, Chính phủ thực hiện các chủ trương đó?
Câu 4 ( 2,0 điểm)
Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Câu 5 ( 2,0 điểm)
Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”? “Chiến tranh lạnh” kết thúc đã tác động như thế nào đến tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á?
------------- Hết -----------
 Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:.
 Chữ kí của giám thị 1:.. Chữ kí của giám thị 2:.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2017-2018
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang)
Hướng dẫn chung
	1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn quy định.
	2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: 
	- Trả lời đúng, có phân tích cụ thể
	- Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả
	3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25
Câu
Nội dung
Điểm
1
Trình bày sự thành lập, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại sao nói đây là tổ chức cách mạng hoạt động đúng đắn và tiến bộ nhất ở nước ta từ năm 1925 đến 1929?
Trình bày sự thành lập, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Thành lập: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt ( 6/1925)
0,25
Hoạt động: 
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng
0,25
Báo Thanh niên được xuất bản (1925) làm cơ quan tuyên truyền của Hội
Các bài giảng được tập hợp và in thành sách Đường cách mệnh năm 1927. Báo Thanh niên và sách Đường cách mệnh được bí mật chuyển về nước để tuyên truyền đường lối cách mạng
0,25
Đến năm 1928, Hội đã chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên vào nhà máy hầm mỏ sống và lao động cùng công nhân để tự rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin
0,25
Đến năm 1929, đáp ứng phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập (3.1929). Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân hóa thành hai tổ chức: Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929) và An Nam Cộng sản đảng (8/1929).
0,25
Tại sao nói Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng hoạt động đúng đắn và tiến bộ nhất ở nước ta từ năm 1925 đến 1929?
Có đường lối cách mạng đúng đắn đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân 
0,25
Khẳng định tính đúng đắn của khuynh hướng cách mạng vô sản, ảnh hưởng đến tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng.
0,25
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “vô sản hoá” truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào phong trào công nhân, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ
0,25
2
Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy chọn và phân tích một sự kiện quan trọng nhất quyết định đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sự kiện quan trọng nhất quyết định đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 10- 19/5/1941 tại Pác Bó ( Cao Bằng)
0,25
Phân tích nội dung và ý nghĩa Hội nghị
Nội dung:
Xác định kẻ thù chính của cách mạng Đông Dương là đế quốc Pháp và phát xít Nhật từ đó đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
0,25
Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “ tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”, tiến tới “Thực hiện người cày có ruộng”
0,25
Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là mặt trận Việt Minh) Tập hợp các lực lượng yêu nước vào một mặt trận nhằm phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc.
0,25
Ý nghĩa:
Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu 
0,25
Giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
0,25
Hội nghị có tác dụng đưa cả nước bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước chuẩn bị chu đáo tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
0,5
3
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 chủ trương, biện pháp của Đảng,Chính phủ đối phó với Tưởng và Pháp khác nhau như thế nào? Vì sao Đảng, Chính phủ thực hiện chủ trương đó?
Chủ trương, biện pháp của Chính phủ đối phó với Tưởng và Pháp trước và sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946
Trước Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946
Chủ trương: Nhân nhượng với quân Tưởng ở miền Bắc, tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ
0,25
Biện pháp: Chính phủ ta đã nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị, kiên quyết chống lại hành động mở rộng xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ.
0,25
Sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946
Hoàn cảnh và chủ trương:
Ngày 28/2/1946 thực dân Pháp kí với Tưởng Giới Thạch bản Hiệp ước Hoa Pháp, chủ trương của Chính phủ là: Hòa hoãn với thực dân Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước.
0,5
Biện pháp:
Chính phủ ta kí với đại diện chính phủ Pháp: Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 (nêu nội dung Hiệp định Sơ bộ)
Sau Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp tiếp tục gây xung đột, Đảng và Chính phủ kiên quyết đấu tranh.Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng. Trước tình hình trên, chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946..
0,25
0,25
Vì sao Chính phủ ta thực hiện các chủ trương đó?
Tránh cuộc chiến đấu cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, trong khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng cách mạng chưa được củng cố
0,25
Ta có thời gian hòa bình chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài mà Chính phủ và Hồ Chí Minh biết trước là không thể tránh khỏi.
0,25
4
 Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây (trừ Thái Lan). Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam đã nổi dậy giành chính quyền... Sau đó, nhiều nước Đông Á tiếp tục kháng chiếnĐến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã lần lượt giành được độc lập 
0,5
Biến đổi về kinh tế: Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn như Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
0,25
 Hầu hết các nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức ASEAN, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, hữu nghị hợp tác và cùng phát triển,
0,25
Các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước Bali (1976): tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có hiệu quả
0,5
Tăng cường sự đoàn kết giữa các nước Đông Nam Á nhằm bảo vệ chủ quyền, biên giới, biển đảo
0,25
Đẩy mạnh sự hợp tác với các nước, các tổ chức ngoài khu vực nhằm tạo ra môi trường hòa bình, ổn định khu vực
0,25
 5
Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? “Chiến tranh lạnh” kết thúc đã tác động như thế nào đến tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á?
Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
Cuộc chạy đua vũ trang trong suốt 40 năm đã làm cho hai nước Xô - Mĩ đều suy giảm mạnh về nhiều mặt so với các nước cường quốc khác...
0,25
Nhật Bản và Tây Âu vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ và Liên Xô
0,25
Hai nước Liên Xô và Mĩ cần hợp tác để góp phần giải quyết những vấn đề toàn cầu.
0,25
Tháng 12 năm 1989,Tổng thống Mĩ Busơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Goóc-ba-chốp cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh
0,25
Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động như thế nào đến tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á?
Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết bằng việc kí kết Hiệp định Pa-ri (10/1991).
0,25
Quan hệ giữa các nước ASEAN với ba nước Đông Dương được cải thiện rõ rệt.
0,25
Sự mở rộng thành viên của ASEAN, từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10
0,5
----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_thcs_nam_ho.docx
Bài giảng liên quan