Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 10 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4:

 Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta (1953 - 1959) của nhân dân Cu Ba diễn ra như thế nào? Vì sao nói: từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được tôn vinh là “hòn đảo anh hùng”?

Câu 5:

 Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay? Nhiệm vụ của Việt Nam trước xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 10 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
SU10
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05câu, 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
	 Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có gì mới?
Câu 2. (2,0 điểm) 
	Em hãy chứng minh: Cao trào cách mạng 1930-1931 là phong trào cách mạng có quy mô rộng lớn, có hình thức đấu tranh quyết liệt và mang tính cách mạng triệt để? Theo em, nguyên nhân quan trọng nào dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của cao trào cách mạng 1930-1931? Vì sao?
Câu 3. (2,0 điểm) 
Sách lược của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6-3-1946 có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 4. (2,0 điểm)
	Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta (1953 - 1959) của nhân dân Cu Ba diễn ra như thế nào? Vì sao nói: từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được tôn vinh là “hòn đảo anh hùng”?
Câu 5. (2,0 điểm) 
 Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay? Nhiệm vụ của Việt Nam trước xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?
---------------- Hết ------------
PHÒNG GD&ĐTGIA LỘC
TRƯỜNG THCS LÊ THANH NGHỊ
MÃ ĐỀ
S-01-HSG9-LTN-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2điểm)
 * Điều kiện trong nước:
- Sự bế tắc của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau khi phong trào Cần Vương thất bại đòi hỏi những người yêu nước Việt Nam tìm con đường cứu nước mới
 - Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam có sự thay đổi
+ Kinh tế: Sự thâm nhập của phương thức sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nước ta, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn
+ Xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc ở cả nông thôn lẫn đô thị, giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản dần hình thành Các sĩ phu Nho học cũng có chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các sách Nho giáo mà còn đọc những cuốn sách mới của các tác giả châu Âu, Trung Quốc
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
* Điều kiện bên ngoài:
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đã được truyền bá vào VN qua nhiều con đường. Đặc biệt là tấm gương tự cường của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước VN muốn học tập con đường của Nhật Bản	
Kết luận: Những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX đã tạo cơ sở bên trong cho sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào nước ta. Từ đó dẫn tới phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản
0,25 đ
0,25 đ
* Những điểm mới:
- Mục tiêu: Phong trào đấu tranh cuối XIX đánh Pháp giành độc lập dân tộc để thiết lập lại chế độ phong kiến. Phong trào yêu nước đầu XX, không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống cả phong kiến tay sai, đồng thời canh tân đất nước, phát triển xã hội, hướng tới một chế độ mới – chế độ quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa (Đã kết hợp độc lập dân tộc với tiến bộ XH)
-Lãnh đạo: Mặc dù vẫn là các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt với tư tưởng của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới-xu hướng dân chủ tư sản...
- Lực lượng, hình thức đấu tranh: Phong trào đấu tranh thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo độngvận động Duy tân, mở trường dạy học, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vận động nhân dân theo đời sống mới...
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
(2điểm)
a. Cao trào có quy mô rộng lớn:
- Về thời gian: Kéo dài suốt năm 1930-1931 với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ nổ ra
- Về không gian: Cao trào nổ ra khắp Bắc, Trung, Nam kì. Ở khắp nông thôn, thành thị và miền núi, ở khắp nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và hầm mỏ
- Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia: công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản, chủ yếu là công nhân và nông dân (cuộc đấu tranh 1-5-1930, 1-9- 1930, 12-9-1930).
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Đấu tranh quyết liệt
- Phong trào cách mạng đấu tranh từ thấp lên cao, từ mít tinh biểu tình, bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Như cuộc đấu tranh 1-5-1930, đấu tranh của 2 vạn nông dân Hưng Nguyên 12-9-1930
- Họ đã tự vũ trang nổi dậy với gậy gộc, giáo mác, đòn gánh, liềm, háiHọ xông lên phá nhà lao, thả tù chính trị, đốt sổ sách, xoá bỏ nợ nần, tiêu diệt những tên địa chủ gian ác, khiến chính quyền của địch ở nhiều nơi phải hoang mang tan rã
0,25 đ
0,25đ
c. Đấu tranh triệt để
- Qua cao trào cách mạng Đảng ta đã xác định rõ hai kẻ thù chính của dân tộc là đế quốc và phong kiến mà hầu hết các phong trào trước đó không làm được như phong trào Cần vương, Đông du, Duy tânĐưa ra các khẩu hiệu đấu tranh phù hợp cho giai cấp của mình như: “Đả đảo đế quốc, đả đảo phong kiến, Việt Nam độc lập, ruộng đất về tay dân cày”.
- Với tinh thần đấu tranh quyết liệt, lần đầu tên trong lịch sử một cao trào cách mạng đã giành chính quyền về tay nhân dân tại một số nơi của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại, cường hào bỏ trốn, các Xô viết được thành lập. 
Cao trào cách mạng 1930-1931 là bước nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta khi có Đảng lãnh đạo, là bước tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa.
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
3
(2điểm)
- Sách lược của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6-3-1946 có sự khác nhau
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều thù trong giặc ngoài, đặc biệt là Pháp và Tưởng. Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hoá kẻ thù đó là:	
+ Từ 2-9-1945 đến trước 6-3-1946: Do vậy, ta chủ trương hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở Nam Bộ.
Vì: Đảng đã phân tích âm mưu và tính chất của từng kẻ thù phân hoá chúng tránh đối đầu trực tiếp cùng lúc nhiều kẻ thù trong khi ta còn quá nhiều khó khăn, lực lượng còn non yếu. 
+ Sau ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19-12-1946: ta chủ trương hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chủ trương này của ta được thể hiện việc ta ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.
Vì:	
	+ Sau khi ta nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp và Tưởng kí hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28-2-1946. Tình đó đã đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng: hoặc hòa với một kẻ thù đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.
- Do Pháp và Tưởng cấu kết với nhau chống lại ta, trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về Pháp đánh lại ta. Nếu hòa hoãn với Pháp thì ta chẳng những tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi nhanh 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta.
- Việc hòa hoãn với Pháp cũng tỏ thiện chí hòa bình của ta, đáp ứng mong muốn nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn chiến tranh xảy ra. Do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.
- Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, làm cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp. Đồng thời việc hòa hoãn với Pháp còn giúp ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
 0,25 đ
4
(2điểm)
*Diễn biến cách mạng Cu Ba
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã giúp đỡ tướng Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba vào tháng 
3-1952.... Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, nhân dân 
Cu Ba đã vùng dậy đấu tranh...
- Cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa ngày 26-7-1953 của 135 thanh niên yêu nước do Phi đen Cat-xtơ-rô chỉ huy. Cuộc tấn công không thành nhưng đã mở đầu giai đoạn phát triển mới của cách mạng....
- Năm 1955, Phi đen được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô. Tháng 11/1956, Phi đen cùng 81 đồng chí vượt biển trở về nước trên con tàu Gran-ma. Bị địch bao vây tấn công, nhiều người đã hi sinh, chỉ còn 12 người trong đó có Phi đen đã vượt qua vòng vây rút về rừng núi xây dựng căn cứ... 
- Từ 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi đen chỉ huy đã liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công vũ trang...
 - Ngày 1-1-1959, nghĩa quân tiến vào thủ đô La-ha-ba-na lật đổ chế độ độc tài Batixta. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đã giành thắng lợi.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
* Cu Ba là “hòn đảo anh hùng”
- Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào độc lập ở Mĩ Latinh qua con đường đấu tranh vũ trang để lật đổ hoàn toàn chế độ độc tài thân Mĩ Batixta, thành lập chính phủ dân tộc, dân chủ ; là nguồn cổ vũ động viên to lớn cho nhân dân các nước Mĩ Latinh vùng dậy đấu tranh giành độc lập... 
- Đánh bại mọi âm mưu can thiệp chống phá của Mĩ, năm 1961, Cu Ba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội, cắm lá cờ xã hội chủ nghĩa đầu tiên, duy nhất ở Mĩ- la- tinh. Khi hệ thống XHCN sụp đổ, Cu Ba vẫn kiên định đi theo con đường XHCN, là nước duy nhất ở khu vực đi theo XHCN...
- Nằm sát ngay cạnh nước Mĩ và bị Mĩ không ngừng tìm cách bao vây, cấm vận, nhưng với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Cu Ba vẫn giành được những thành tựu to lớn về kinh tế - văn hoá... -> Cu Ba xứng đáng là “hòn đảo anh hùng”...
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5
(2điểm)
Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945
 1. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới ...
- Trong nhiều thập niên của nửa sau thế kỉ XX, các nước XHCN đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế ...
- Nhưng vì phạm phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc phản động nên hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tan rã ...
2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử ...
- Ngày nay, các nước Á - Phi - Mĩ La-tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Sau khi giành độc lập, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nước Á - Phi - Mĩ La-tinh đã đạt được ...
3. Sau khi phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước tư bản chủ nghĩa đã có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như các nước Nhật Bản, CHLB Đức ... Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới... Xu hướng liên kết kinh tế khu vực về kinh tế - chính trị ngày càng phổ biến tiêu biểu là Liên minh châu Âu (EU) ...
4. Về quan hệ quốc tế, sau năm 1945 là sự xác lập Trật tự thế giới hai cực với đặc trưng lớn là sự đối đầu gay gắt giữa hai phe, đứng đầu là Mĩ và Liên Xô...Cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Về cơ bản, nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi
5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu ...là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng cuộc sống con người
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Tại sao nói nói xu thế phát triển của thế giới hiện nay vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc
- Giữ vững độc lập dân tộc và ngọn cờ XHCN
- Thực hiện công bằng XH và văn minh
- Có chiến lược đúng đắn để phát triển kinh tế (đào tạo nguồn nhân lực; đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học kĩ thuật ; mở cửa hội nhập, thu hút đầu tư của nước ngoài)
- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Chủ động hội nhập 
0,5đ
* Ghi chú: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9_de_10_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan