Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS thị trấn Gia Lộc (Có đáp án)

b. Quân dân ta đã lần lượt làm phá sản “Kế hoạch Na-va của Pháp và quan thầy Mĩ:

- Thực hiện phương hướng chiến lược, trong cuộc tiến công Đông - Xuân 1953- 1954, quân ta đã mở một loạt chiến dịch tấn công địch trên nhiều hướng ở hầu khắp chiến trường Đông Dương

- Đầu tháng 12-1953, ta tấn công bao vây và uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu. Na-va phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường, biến Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.

- Cũng đầu tháng 12 – 1953, liên quân Việt – Lào tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà-khẹt; bao vây, uy hiếp Xê-nô. Na-va lại phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô để Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.

- Cuối tháng 1-1954, ta phối hợp với quân Pa-thét Lào tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong-Xa-lì, mở rộng vùng giải phóng Thượng Lào. Na-va vội vàng điều quân tăng cường lực lượng để Luông-pha-băng trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.

- Đầu tháng 2-1954, ta tấn công Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon-tum, đồng thời bao vây uy hiếp Plây-cu. Na-va bỏ dở cuộc tấn công sang Tuy Hoà để tăng cường lực lượng cho Plây Cu, biến Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS thị trấn Gia Lộc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN GIA LỘC
SU11
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
	a. Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
	b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
Việc nhận định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh, hình thức tập hợp lực lượng và phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo có gì khác so với giai đoạn 1930-1931?
Câu 3 (2,0 điểm)
Kế hoạch Na-va được Hội đồng tham mưu trưởng của nước Pháp đánh giá cao; được Mĩ nghiên cứu, đồng tình; được xem như là một kế hoạch có qui mô rộng lớn cả về quân sự lẫn chính trị; được Pháp và Mĩ đặt nhiều hi vọng sẽ làm chuyển biến tình hình Đông Dương. Trên cơ sở kiến thức lịch sử Việt Nam từ 1946 đến 1954, em hãy:
a. Chỉ ra tính chất ngoan cố, tính chất nguy hiểm, tính chất chủ quan và phiêu lưu, mạo hiểm của kế hoạch Na-va.
Kế hoạch Na-va đã bị quân dân ta bước đầu làm phá sản như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh trở thành “Lục địa bùng cháy”của phong trào cách mạng? Hãy giải thích?
Câu 5 (2,0 điểm)
Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện lịch sử nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?
---------------- Hết ---------------
PHÒNG GD&ĐTGIA LỘC
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN GIA LỘC
MÃ ĐỀ
S-06-HSG9-TTGL-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
 1(2,0 điểm)
a. Các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Tầng lớp tư sản: 
+ Cùng với sự phát triển đô thị, một tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện. Họ là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, đông nhất là chủ các hãng buôn bán. Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kì hãm.
+ Do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế nên họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làm ăn sinh sống chứ chưa dám tỏ rõ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX
- Tầng lớp tiểu tư sản: 
+ Họ là các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp, như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, kế toán, học sinh. Cuộc sống của họ tuy có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân và dân nghèo thành thị, song vẫn rất bấp bênh.
+ Họ là những người có ý thức dân tộc, đặc biệt là nhà giáo, thanh niên, HS, nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Giai cấp công nhân: 
 + Công thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó khoảng 10 vạn người. Phần lớn họ xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền...xin làm công ăn lương. 
+ Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm..)
b. Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX theo xu hướng mới:
Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới đã tạo ra những điều kiện bên trong kết hợp với những trào lưu tư tưởng bên ngoài tràn vào tạo thành những điều kiện xã hội và tâm lý, làm nảy sinh và thúc đẩy cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta theo xu hướng mới vào đầu thế kỉ XX : con đường dân chủ tư sản. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2
(2,0 điểm)
*Việc nhận định kẻ thù: 
- 1930-1931: Theo Luận cương chính trị của Đảng thì kẻ thù của cách mạng Việt Nam là đế quốc và phong kiến
- 1936-1939: Đảng xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt là thực dân phản động không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
*Mục tiêu đấu tranh:
-1930-1931: độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Theo Luận cương chính trị đây là mục tiêu có tính chất lâu dài
- 1936-1939: giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hoà bình thế giới
*Hình thức tập hợp lực lượng:
-1930-1931: Hội phản đế đồng minh Đông Dương nhưng chủ yếu là liên minh công –nông dưới sự lãnh đạo của Đảng
- 1936-1939: Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi tên là mặt trận dân chủ Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt tầng lớp, thành phần dân tộc, giai cấp
*Hình thức - phương pháp đấu tranh:
- 1930-1931: Sử dụng các hình thức đấu tranh chính trị với vũ trang, bí mật, bất hợp pháp
- 1936-1939: Hình thức đấu tranh phong phú hơn như mít tinh, biểu tình, lập các tổ chức đoàn thể, đấu tranh chính trị đơn thuần công khai, nửa công khai
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
( 2.0điểm)
a. Tính chất ngoan cố, nguy hiểm, phiêu lưu mạo hiểm và chủ quan của Kế hoạch Na-va
- Tính chất ngoan cố: Sau 8 năm tiến hành chiến tranh ở Đông Dương, mặc dù bị thua liên tiếp nhưng vẫn liều lĩnh xin viện trợ (Viện trợ của Mĩ đã chiếm 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng cường ngân sách chiến tranh, nhằm giữ chặt lấy Đông Dương
0.25 
- Tính chất nguy hiểm: Dựa trên sự nỗ lực cao nhất và dựa trên sự viện trợ lớn của Mĩ, Pháp đã tăng số quân nguỵ (Tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh), xây dựng những binh đoàn cơ động mạnh, trang bị chiến tranh hiện đại. Trong đó tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ là mạnh nhất (44 tiểu đoàn cơ động trong tổng số 84 tiểu đoàn)
0.25 
- Tính chất chủ quan, phiêu liêu mạo hiểm: ra đời trong thế bị động của Pháp nhưng lại đặt niềm tin quá lớn18 tháng sẽ có thể chuyển bại thành thắng, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”
0.25 
b. Quân dân ta đã lần lượt làm phá sản “Kế hoạch Na-va của Pháp và quan thầy Mĩ:
- Thực hiện phương hướng chiến lược, trong cuộc tiến công Đông - Xuân 1953- 1954, quân ta đã mở một loạt chiến dịch tấn công địch trên nhiều hướng ở hầu khắp chiến trường Đông Dương
0,25
- Đầu tháng 12-1953, ta tấn công bao vây và uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu. Na-va phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường, biến Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.
0,25
- Cũng đầu tháng 12 – 1953, liên quân Việt – Lào tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà-khẹt; bao vây, uy hiếp Xê-nô. Na-va lại phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô để Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.
0,25
- Cuối tháng 1-1954, ta phối hợp với quân Pa-thét Lào tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong-Xa-lì, mở rộng vùng giải phóng Thượng Lào. Na-va vội vàng điều quân tăng cường lực lượng để Luông-pha-băng trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
0,25
- Đầu tháng 2-1954, ta tấn công Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon-tum, đồng thời bao vây uy hiếp Plây-cu. Na-va bỏ dở cuộc tấn công sang Tuy Hoà để tăng cường lực lượng cho Plây Cu, biến Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.
0,25
4 
(2,0 điểm)
* Khẳng định
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ la-tinh được cho là “Lục địa bùng cháy” là hoàn toàn đúng.
0,5
* Giải thích
- Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
0,25
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở đầu là cách mạng Cu-ba diễn ra và giành thắng lợi năm 1959.
0,5
- Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 (thế kỉ XX), một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh toàn bộ lục địa Mĩ La-tinh đã trở thành mặt trận chống đế quốc và tay sai độc tài, được ví như “Lục địa bùng cháy”.
0,5
- Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc- dân chủ được thiết lập
0,25
5
(2,0 điểm)
a. Những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ Hai (1 điểm)
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mỹ (trừ Thái Lan). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với phong trào giải phóng dân tộc thế giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ. Cho đến nay tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
- Sau khi giành được độc lập, các nước đều ra sức phát triển kinh tế, xã hội theo những con đường khác nhau và đạt được những thành tựu to lớn. Một số nước có nền kinh tế phát triển kinh tế xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...
- Trước nhu cầu hợp tác phát triển, Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời (ASEAN). Đến nay, mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất, mở ra thời kì mới: hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển phồn vinh.
 b. Trong các năm 1945, 1967, 1976, những sự kiện tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (1,0 điểm)
- Năm 1945, với sự xuất hiện của thời cơ thuận lợi, các nước Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, ....
- Năm 1967, sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực.
- Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á...
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
------------------- Hết ------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9_de_11_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan