Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 13 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4:

Có đúng hay không khi cho rằng: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh trở thành “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những nét khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ La-tinh so với phong trào ở châu Á, châu Phi thời kì này?

Câu 5:

Giai đoạn lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay tuy chỉ dài hơn nửa thế kỉ nhưng là một giai đoạn đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

a- Hội nghị quốc tế nào dẫn đến sự hình thành“Trật tự thế giới mới”sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

b- Hội nghị đó đã thông qua những quyết định quan trọng nào? Hệ quả của các quyết định đó? Hiện nay,“Trật tự thế giới”đó còn tồn tại không? Vì sao?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 13 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
SU13
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05câu, 01 trang)
Câu 1(2,0điểm): 
	Hãy giải thích các thuật ngữ: Thuộc địa; thuộc địa - nửa phong kiến. Những sự kiện lịch sử nào trong giai đoạn từ 1858 đến 1884 chứng tỏ Việt Nam từng bước trở thành nước thuộc địa - nửa phong kiến? 
Câu 2(2,0điểm): 
 Chủ trương khởi nghĩa vũ trang được Đảng ta đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (5-1941) như thế nào? Đặc điểm nổi bật và những nét chính về diễn biến quá trình khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong toàn quốc của nhân dân Việt Nam năm 1945? 
Câu 3(2,0điểm): 
Phương hướng chiến lược của Đảng ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954? Thực hiện phương hướng chiến lược đó, quân và dân ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ như thế nào? 
Câu 4(2,0điểm):
Có đúng hay không khi cho rằng: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh trở thành “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những nét khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ La-tinh so với phong trào ở châu Á, châu Phi thời kì này?
Câu 5(2,0điểm): 
Giai đoạn lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay tuy chỉ dài hơn nửa thế kỉ nhưng là một giai đoạn đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
a- Hội nghị quốc tế nào dẫn đến sự hình thành“Trật tự thế giới mới”sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
b- Hội nghị đó đã thông qua những quyết định quan trọng nào? Hệ quả của các quyết định đó? Hiện nay,“Trật tự thế giới”đó còn tồn tại không? Vì sao?
............ Hết ............
PHÒNG GD&ĐTGIA LỘC
TRƯỜNG THCS QUANG MINH
MÃ ĐỀ
S-03-HSG9-QM-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
 (Hướng dẫn chấm 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
 	1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, tùy theo mức độ thí sinh làm bài, giám khảo cho điểm sao cho phù hợp.
 	2. Ở từng ý, giám khảo cho điểm tối đa khi ý trả lời đúng, có dẫn giải, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, diễn đạt mạch lạc.
 	3. Thí sinh làm bài theo cách khác nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi, giám khảo vẫn cho điểm như hướng dẫn quy định.
 	4. Điểm của bài thi là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25.
II. Đáp án và biểu điểm
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(2,0đ)
* Giải thích các thuật ngữ...
- Thuộc địa: Nước bị thực dân xâm lược và thống trị, mất hoàn toàn quyền độc lập.
0,25
- Thuộc địa - nửa phong kiến: Thực chất là nước thuộc địa, nhưng chế độ phong kiến được duy tr× để làm tay sai cho thực dân trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân.
0,25
* Những sự kiện lịch sử chứng tỏ Việt Nam từng bước trở thành nước thuộc địa 
- Ngày 01- 9 -1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng tấn công xâm lược nước taNăm 1862, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi.
0,5
- Năm 1874, triều Huế kí tiếp với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam... 
0,25
- Năm 1883, triều Huế buộc phải ký với thực d©n Pháp Hiệp ước 
Hác-măng. Với nội dung của Hiệp ước này, nước ta chính thức trở thành nước thuộc địa - nửa phong kiến.
0,25
- Năm 1884, thực dân Pháp bắt triều Huế ký bản Hiệp ước mới, Hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm xoa dịu dư luận và lấy lßng vua quan phong kiến bù nhìn. Như vậy, với những sự kiện lịch sử nêu trên Việt Nam từ một nước độc lập đ· trở thành nước thuộc địa - nửa phong kiến.
0,5
2
(2,0đ)
*Chủ trương khởi nghĩa vũ trang
- Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám (19-5-1941), Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương cách mạng, trong đó quan trọng nhất là chủ trương khởi nghĩa vũ trang
0,25 
- Dự kiến xu thế phát triển của cách mạng, quyết định xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị vũ trang là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang muốn giành thắng lợi phải có đủ những điều kiện khách quan và chủ quan (sự chuẩn bị, thời cơ cách mạng)
0,25 
- Về nguyên tắc khởi nghĩa vũ trang, Hội nghị chỉ rõ: với lực lượng đã chuẩn bị, phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận, tiến tới tổng khởi nghĩa trong phạm vi toàn quốc
0,25 
*Đặc điểm nổi bật của quá trình khởi nghĩa vũ trang
- Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945 ở nước ta bắt đầu từ sau khi Đảng có chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, kết thúc cuối tháng 8-1945.Quá trình khởi nghĩa vũ trang có nhiều đặc điểm, nhưng nổi bật nhất là phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa
0,25 
*Những nét chính của quá trình khởi nghĩa vũ trang
-Khởi nghĩa từng phần trong cao trào “Kháng Nhật cứu nước”
+ Cuộc đảo chính của Nhật (9-3-1945) gây nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương của Đảng, cao trào kháng Nhật diễn ra mạnh mẽ
0,25 
+ Cao trào kháng Nhật diễn ra sôi nổi, phong phú cả về nội dung, hình thức, kết hợp hỗ trợ nhau, trong đó nổi bật là chiến tranh du kích và khởi nghĩa từng phần, lập chính quyền bộ phận (HS tóm tắt các sự kiện diễn ra ở Việt Bắc và các địa phương).
0,25 
-Tổng khởi nghĩa tháng Tám-1945
+ Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minhCao trào kháng Nhật cứu nước phát triểnĐảng cộng sản Đông Dương quyết tâm lãnh đạo quần chúng đứng lên giành chính quyền. Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp tại Tân Trào (8-1945) đã quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 
0,25 
+ Từ khởi nghĩa từng phần đã chuyển sang Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trong vòng 15 ngày (HS nêu sự kiện chính về khởi nghĩa giành chính quyền ở các thành phố và địa phương trong cả nước)
0,25 
3
(2,0đ)
* Phương hướng chiến lược của Đảng ta...
- Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 ... 
0,25
- Phương hướng chiến lược của ta là: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị động, phân tán lực lượng đối phó với ta... 
0,5
* Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 làm phá sản kế hoạch Na-va...
- Thực hiện phương hướng chiến lược trên, từ cuối 1953 ta đã chủ động mở một loạt chiến dịch, tiến công địch trên nhiều hướng, ở khắp chiến trường Đông Dương.
0,25
- Mặt trận chính diện: Cuộc tiến công lên Lai Châu (12-1953), Trung Lào (12-1953), Thượng Lào (1-1954), Tây Nguyên (2-1954). 
0,25
- Vùng sau lưng địch: Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính diện, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ. Bộ đội ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình-Trị-Thiên, đồng bằng Bắc Bộ cũng đẩy mạnh hoạt động đánh địch.
0,25
- Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động, phân tán và giam chân ở miền rừng núi...
0,5
4
(2,0đ)
*Giải thích “Lục địa bùng cháy” 
- Khẳng định sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ la-tinh được cho là “Lục địa bùng cháy” là hoàn toàn đúng.
0,25
- Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
0,25
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở đầu là cách mạng Cu-ba diễn ra và giành thắng lợi năm 1959. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 (thế kỉ XX), một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh.
0,25
- Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc- dân chủ được thiết lập, toàn bộ lục địa Mĩ La-tinh đã trở thành mặt trận chống đế quốc và tay sai độc tài, được ví như “Lục địa bùng cháy”.
0,25
* Những nét khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ La-tinh... 
- Về hoàn cảnh lịch sử 
+ Các nước Á, Phi: Sau Chiến tranh II, hầu hết các nước Á, Phi chưa giành được độc lập dân tộc, mà vẫn là các nước thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc phương Tây
0,25
+ Khu vực Mĩ La-tinh: Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã giành được độc lập nhưng sau đó rơi vào vòng lệ thuộc, trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
0,25
- Về đối tượng và mục tiêu đấu tranh 
+ Các nước Á, Phi: Nhân dân châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.
0,25
+ Các nước Mĩ La-tinh: Nhân dân khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống lại các thế lực phản động tay sai thân Mĩ, lật đổ chính quyền độc tài, phản động, thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ qua đó giành lại độc lập thật sự cho dân tộc.
0,25
5
(2,0đ)
*Hội nghị quốc tế dẫn đến sự hình thành “Trật tự thế giới mới” 
- Hội nghị dẫn đến sự hình thành “Trật tự thế giới mới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) 
0,25
*Những quyết định quan trọng và hệ quả 
- Quyết định quan trọng thứ nhất: Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ
0,25
- Hệ quả: Toàn bộ những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
0,25
- Quyết định quan trọng thứ hai: Thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
0,25
- Hệ quả: Theo quyết định trên, từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại Xan Phran-xi-cô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời
0,25
* Lí giải hiện nay
- Khẳng định:“Trật tự hai cực I-an-ta” hiện nay không còn tồn tại.
0,25
- Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém, tháng 12/1989 trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp và Tổng thống Mĩ 
Bu-sơ (cha) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
0,25
- Tháng 12/1991, chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, theo đó Trật tự hai cực I-an-ta tan rã. Từ đây, thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự mới trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại.
 0,25
.. Hết ..

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9_de_13_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan