Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 14 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 5:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tổ chức quốc tế Liên hợp quốc được thành lập đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

 Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

 a) Những nhiệm vụ chính và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

 b) Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào? Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 14 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
SU14
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Qua những sự kiện lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1884?
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày hoạt động Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 nhằm chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 3 (2,0 điểm)
 	 Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược? Tại sao nói: chiến thắng Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”?
Câu 4 (2,0 điểm) 
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở các nước miền Nam châu Phi. Bằng những kiến thức đã học về lịch sử Cộng hoà Nam Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy làm rõ:
a) Những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi?
b) Tại sao nói: cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi có ý nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? 
Câu 5 (2,0 điểm)
 	Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tổ chức quốc tế Liên hợp quốc được thành lập đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.
 	Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
 	a) Những nhiệm vụ chính và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
 	b) Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào? Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
 Hết 
PHÒNG GD&ĐTGIA LỘC
TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG
MÃ ĐỀ
S-04-HSG9-LH-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015 
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
- Ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược, để bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc, các tầng lớp nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến chống Pháp quyết liệt và nhiều cuộc kháng chiến của các tầng lớp nhân dân đã nổ ra khắp nơi  
- Cuộc kháng chiến của quan quân triều đình nhà Nguyễn : Khi Pháp đánh Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì triều đình đã tổ chức cùng nhân dân kháng chiến và đã xuất hiện nhiều tấm guơng tiêu biểu thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,
- Cuộc kháng chiến tự nguyện của nhân dân Nam Kì từ khi triều đình kí Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra rất sôi nổi ơ nhiều nơi như: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre.tiêu biểu như Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tôn, Phan Liêm.. 
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì: Khi Pháp đánh Bắc Kì lần 1,2 đã vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta ở mọi nơi.. nhân dân ta đã làm nên nhiều chiến thắng như quân của Lưu Vĩnh Phúc, Hoàng Tá Viêm. . trận Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai
- Phong trào chống Pháp của những nhà nho yêu nước..Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp. 
- Tóm lại : Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra liên tục, quyết liệt làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân PhápThể hiện tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân ta 
(0,25 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
Câu 2
(2,0 điểm)
- 6/1919, Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc Xai đòi quyền tự do, bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Viêt Nam. Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê- nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người tin vào Lê-nin đứng về Quốc tế Cộng Sản. 
- 12/1920 Người gia nhập Quốc tế Cộng Sản, tham gia Đảng Cộng Sản Pháp, là Đảng viên của Quốc tế Cộng Sản. Người tìm thấy con đường đúng đắn cho dân tộc, con đường đi theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin; Người tìm cách truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê-nin về nước, chuẩn bị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- 1921: người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp từ đó truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê-nin đến các thuộc địa. Năm 1922, ra báo “ Người cùng khổ”, viết bài cho các tờ báo tiến bộ khác, viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật chuyển về Việt Nam (0.25đ)
- 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, trình bày bản tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc. 
- Các bài viết của Người đăng trên báo “Người cùng khổ”, Sự thật, Thư tín quốc tế,..các bản tham luận tại hội nghị quốc tế nông dân, đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sảnđược bí mật truyền về Việt Nam. Đã góp phần tố cáo tội ác của Thực dân Pháp ở các thuộc địa; truyền bá tư tưởng Mác-Lê-nin làm thức tỉnh đồng bào yêu nước và có tác dụng kích thích phong trào dân tộc phát triển và chuyển biến theo xu hướng cách mạng mới của thời đại.
- Đây cũng là cơ sở cho đường lối cách mạng được Người trình bày trong cuốn Đường cách mệnh và chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng, là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam. 
- 6/1925 tại Trung Quốc Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với mục đích đào tạo những cán bộ Cách mạng đem chủ nghĩa Mác-Lê-nin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. 
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là môt tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.và có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
Câu 3 
(2 điểm)
a, Ta chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược vì:
- Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch Na-va. 
- Đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ sẽ quyết định số phận của kế hoạch Na-va, mở ra cục diện mới của cuộc kháng chiến. 
b, Nói chiến thắng Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi , đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”vì:
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công của ta trong Đông – Xuân 1953-1954, là thắng lợi to lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ta vế quân sự, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, trực tiếp mở ra khả năng kết thúc tháng lợi cuộc kháng chiến. 
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thưc dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao, buộc Pháp và Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp của Mĩ. 
- Là đỉnh cao của truyền thống bất khuất, ý chí quyết tâm “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. 
- Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, mà còn là thắng lợi của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới. 
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
Câu 4 
(2 điểm)
a) Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi”(ANC)và Đảng Cộng sản Nam Phi, nhân dân Nam Phi đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. 
- Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen. 
- Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc đã phát triển thành cao trào đấu tranh vũ trang và chính trị kéo dài, từng bước giành thắng lợi. 
- Năm 1993, chính quyền của người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai, trả lại tự do cho lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la sau 27 năm bị cầm tù.
- Năm 1994, sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-xơn Man- đê-la ( lãnh tụ ANC) đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam PhiChế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. 
- Từ năm 1996 đến nay,chính quyền mới đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt, xoá bỏ “chế độ A-pác-thai về kinh tế” vốn còn tồn tại đối với người da đen. 
b) Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi có ý nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì: 
- Thực chất cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi là cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc phản động, tàn bạo - hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân ở Nam Phi. 
- Mục đích của cuộc đấu tranh là nhằm giải phóng nhân dân Nam Phi khỏi mọi áp bức, bóc lột của bọn thống trị người da trắng, chỉ là thiểu số, đối với gần 90% dân số là người da đen và da màu ở Nam Phi. Vì vậy, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi có ý nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
Câu 5 
(2 điểm)
* Những nhiệm vụ chính và nguyên tắc hoạt động:
- Những nhiệm vụ chính: 
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo... 
- Nguyên tắc hoạt động: 
+ Thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào. 
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Đứng ra giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
+ Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Thường trực hội đồng bảo an LHQ: Nga (Liên Xô cũ), TQ, Mĩ, Anh, Pháp. 
* VN tham gia LHQ...
- Tán thành nguyên tắc hoạt động, VN gia nhập LHQ vào tháng 9/1977 và là thành viên thứ 149 của LHQ. 
- Trong hơn 30 năm qua, Qhệ giữa VN và LHQ ngày càng phát triển tốt đẹp. VN đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, thiết thực và có hiệu quả của LHQ trên nhiều mặt: kinh tế, VH, GD, môi trường, nhân đạo...(dẫn chứng) 
(0,5 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_lich_su_lop_9_de_14_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan