Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

CÂU 4 :

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

CÂU 5 :

Hãy nêu những tác động tích cực và tiêu cực của Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2? Học sinh cần phải làm gì để góp phần làm giảm tác động tiêu cực của cách mạng khoa học- kỹ thuật?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ THI HSG LỚP 9
 SU1 MÔN: LỊCH SỬ
 Thời gian: 150 phút 
 Đề thi gồm 5 câu, 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):	
Có ý kiến cho rằng: “Việc để mất nước ta cuối thế kỉ XIX trách nhiệm thuộc về nhà Nguyễn”. Bằng hiểu biết lịch sử của mình hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2 : (2,0 điểm) 
 Bằng hiểu biết của em về giai đoạn cách mạng (1930-1931) hãy chứng minh:
a. Cao trào cách mạng (1930 – 1931) là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh quyết liệt và mang tính cách mạng triệt để? 
b. Vì sao nói chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân? 
Câu 3: (2,0 điểm):
Em hãy cho biết thời cơ cách mạng là gì? Vì sao nói: " Thời cơ trong cách mạng tháng tám là cơ hội ngàn năm có một" đối với Cách mạng nước ta?
CÂU 4 : (2,0 điểm) 
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
CÂU 5 : (2,0 điểm) 
Hãy nêu những tác động tích cực và tiêu cực của Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2? Học sinh cần phải làm gì để góp phần làm giảm tác động tiêu cực của cách mạng khoa học- kỹ thuật?
Hết.
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG 
SU- Nguyễn Thị Lan- NGT- TPHD 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 
MÔN : LỊCH SỬ
Hướng dẫn chấm gồm 04 ( trang)
Câu 
Đáp án
Điểm
 1
(2.0 điểm)
a) Hoàn cảnh quốc tế 
- Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ rất cần thị trường và thuộc địa
0.25
- Một số nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
0.25
- Một số nước còn lại đã tìm các con đường khác nhau để đối phó 
VD : Một số nước dùng bạo động vũ trang để đối phó.
 Nhật Bản thì tiến hành cải cách mở cửa.
 Thái Lan thì dùng con đường ngoại giao khôn khéo
0.25
b) Hoàn cảnh trong nước 
- Nhà nước phong kiến dưới thời Nguyễn đã trở lên lỗi thời lạc hậu, vua quan ăn chơi sa đọa, đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
0.25
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra.
- Thực dân Pháp lại đem quân xâm lược khiến triều đình lún sâu vào khủng hoảng.
0.25
c) Hành động của nhà Nguyễn: 
- Nhà Nguyễn vẫn dùng những chính sách phản động đối phó với nhân dân. Một số sĩ phu tiến bộ đương thời đã đề ra những cải cách nhưng bị triều đình khước từ. Khiến cho nền kinh tế Việt Nam yếu kém mất khả năng tự vệ. 
0.25
- Trên chiến trường nhà Nguyễn đã không cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng Pháp bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh và thắng Pháp.
VD. + Năm 1861 trên chiến trường Gia Định
 + Chiến thắng Cầu giấy lần I năm 1873.
 + Chiến thắng Cầu giấy lần II năm 1883.
- Có thể nói Việt Nam thời kì này có khả năng thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp nếu như nhà Nguyễn tiến hành các cuộc cải cách tiến bộ như Nhật Bản hay thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo như Thái Lan... Như vậy trách nhiệm một phần thuộc về nhà Nguyễn.
0.5
 2
(2.0điểm)
a. Chứng minh. 
* Đấu tranh quyết liệt: 
- Đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh, biểu tình đến đấu tranh vũ trang...
- Họ vũ trang xông lên phá nhà lao, thả tù chính trị, đốt sổ sách, xoá bỏ nợ nần, đập tan chính quyền của địch...
0.25
* Đấu tranh triệt để:
- Xác định rõ kẻ thù của dân tộc là đế quốc và phong kiến...
- Đưa ra được các khẩu hiệu đấu tranh phù hợp...
- Giành được chính quyền về tay nhân dân...
0.5
b. Vì sao đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân:
* Về chính trị: Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân...
0.25
* Về kinh tế: Chia lại ruộng đất cho nhân dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí, tổ chức cho nhân dân xây dưng đời sống mới...
0.25
* Về văn hoá- giáo dục: Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, xoá bỏ các phong tục lạc hậu...
0.25
* Về quân sự: Xây dựng ra các đội tự vệ nhằm giữ gìn an ninh và trấn áp bọn phản cách mạng...
0.25
=> Vì vậy có thể khẳng định rằng chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
0.25
 3
(2.0 điểm)
a. Khái niệm thời cơ cách mạng.
- Thời cơ là cơ hội, là điều kiện, hoàn cảnh chủ quan, khách quan thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc nào đó. Thời cơ cách mạng xuất hiện khi hội đủ 3 yếu tố sau:
0.25
+ Kẻ thù đã suy yếu đến mức không thể thống trị được như cũ nữa.
0.25
+ Khi quần chúng bị thống trị không cam chịu bị áp bức thống trị như cũ nữa, sắn sàng vùng dậy đấu tranh.
0.25
+ Khi đội tiên phong cách mạng tức là Đảng lãng đạo đã sẵn sàng đứng lên lãnh đạo cách mạng. Khi 3 yếu tố này kết hợp nhuần nhuyễn với nhau sẽ tạo ra thời cơ cách mạng.
0.25
b. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám là cơ hội ngàn năm có một vì:
- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám chỉ xuất hiện trong 15 ngày, từ ngày 14/8/1945 đến ngày 28/8/1945.
0.25
+ Nếu khởi nghĩa nổ ra trước ngày 14/8/1945 thì khó có thể giành được thắng lợi vì lúc đó kẻ thù còn rất mạnh...
0.25
+ Nếu khởi nghĩa nổ ra sau ngày 28/8/1945 thì khó có thể giành được thắng lợi. Vì vậy Cách mạng chỉ có thể nổ ra và giành thắng lợi trong vòng 15 ngày từ ngày 14/8/1945 đến ngày 28/8/1945. Đó chính là thời cơ ngàn năm có một.
0.5
 4
(2.0 điểm)
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
- Năm 1984, sau khi giành độc lập, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN.
0.25
- Trên cơ sở đó ASEAN có xu hướng mở rộng và kết nạp thêm các thành viên. VD:
0.25
+ Tháng 7.1992 tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên của ASEAN.
+ Tháng 7.1995 Việt Nam chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
0.25
+ Tháng 7.1997 Lào và Mi-an-ma chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ 8 &9 của ASEAN.
0.25
+ Tháng 4.1999 Cam-pu-chia chính thức ra nhập và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
0.25
- Như vậy, từ ASEAN sáu đã phát triển thành ASEAN mười, lần đầu tiên mười nước trong khu vực đều đứng trong cùng một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
0,25
- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do( AFTA) trong vòng 10- 15 năm; Năm 1994, ASEAN lập ra diễn đàn khu vực ( ARF), và tổ chức nhiều hội nghị cấp cao cấp Châu luc nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định và phát triển.
 Như vậy có thể khẳng định rằng: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"
0.5
5
(2.0 điểm)
* Những tác động tích cực
- Làm thay đổi các yếu tố của sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hóa khổng lồ. Thay đổi đời sống vật chất tinh thần
0.25
- Đưa loài người bước sang thời kì mới.
0.25
- Làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng có tính quốc tế hóa cao, đang dần hình thành 1 thị trường
0.25
- Tạo thời cơ, thách thức đối với mỗi dân tộc.
0,25
* Những tác động tiêu cực
- Nếu không có định hướng rõ ràng sẽ gây nên những hậu quả không lường. Đó là tạo ra hàng loạt vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá hủy diệt đe dọa sự sống cả hành tinh.
0.25
- Tài nguyên cạn kiệt. Nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tê nạn xã hội. Tai nạn lao động giao thông. 
0.25
* Liên hệ
- Là HS phải học tập tốt, tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.Không sợ khó, sợ khổ
0.25
- Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc trong việc tuyên truyền ý thức với thế hệ trẻ trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
0.25
.Hết..

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_de_1_phong_gddt_hai_d.doc
Bài giảng liên quan