Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 6 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
- Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”: Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa”. Gợi dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết của giọt sương ban mai.
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết.
+ Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh” : ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.
+ Từ ngữ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, đỏ ( son), hồng
( bình minh) và các động từ nháy, uốn, thoa, nằm : Góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui.
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG V6 ĐỀ THI HSGLỚP 9 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài:150 phút ( Đề này gồm 3 câu1 trang) Câu 1 (2 điểm):Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.” (Đoàn Văn Cừ, Chợ tết ) Câu 2( 3 điểm): Nick vujicic sinh ra với hội chứng rối loạn gene tetre-amelia khiến Nick không có cả chân lẫn tay. Tất cả những gì Thượng đế ban cho anh chỉ là một thân hình cùng một bàn chân với hai ngón duy nhất. Anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, tác giả của 3 cuốn sách - một người tự tin và thành đạt của hôm nay,... Câu chuyện của Nick vujicic- chàng trai người Úc với gương mặt thân thiện ấy không phải là câu chuyện cổ tích thời hiện đại, bởi trong đó không hề có phép màu được tạo nên bởi ông Bụt, bà Tiên. Phép màu duy nhất là nghị lực sống của chính Nick Vujicic. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người trong cuộc sống. Câu 3.( 5 điểm) “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương,SGK Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS BÌNH MINH V-06-HSG9-BM-PGDHD HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSGLỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 6 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) 1.1.Yêu cầu chung: - Học sinh viết thành đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn). - Phát hiện và phân tích được hiệu quả của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. 1.2.Yêu cầu cụ thể: - Giới thiệu: bốn câu thơ của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ Chợ tết: miêu tả bức tranh thiên nhiên vùng đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc + Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. + Không đạt: Không nêu cụ thể hoặc viết linh tinh không rõ ý. 0,5 điểm - Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ: + Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”: Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa”. Gợi dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết của giọt sương ban mai. + Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết. + Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh” : ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân. + Từ ngữ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, đỏ ( son), hồng ( bình minh) và các động từ nháy, uốn, thoa, nằm: Góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui. 1 điểm + Mức tối đa (1 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (0,25- 0,75 điểm): Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. + Không đạt: Không nêu cụ thể hoặc viết linh tinh không rõ ý. - Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ + Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. + Không đạt: Không nêu cụ thể hoặc viết linh tinh không rõ ý. 0,5 điểm 2 (3 điểm) * Khái quát câu chuyện về Nick vujicic cho ta bài học về nghị lực sống. + Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo. + Không đạt: Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài. 0,25điểm a. Giải thích: - Nghị lực sống là những cố gắng, quyết tâm vượt qua những thử thách trong cuộc sống. - Biểu hiện của nghị lực sống + Mức tối đa (0,5 điểm): HS viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đảm bảo các yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả. + Mức không đạt: Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra. 0,5điểm b. Giải thích, chứng minh ý nghĩa của nghị lực sống: - Nghị lực sống là một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công . Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó là chông gai, khó khăn: d/c - Đường đời có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Có nghị lực sống chúng ta sẵn sang đối mặt với những gian nan , thử thách và tạo dựng cho ta niềm tin, hướng về phía trước, vững tin ở tương lai:d/c - Có nghị lực sống sẽ giúp người ta vượt lên sự nghiệt ngã của số phận đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp - Có nghị lực sống con người ta có bản lĩnh vững vàng và lòng dũng cảm trong cuộc sống:d/c - Sống có nghị lực sẽ được mọi người kính trọng, nể phục - Nghị lực sống sẽ giúp con người tự tin về bản thân mình, đem đến niềm vui, hạnh phúc, góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống - Nghị lực sống có vai trò vô cùng quan trọng là kim chỉ nam đối với mỗi người, là thước đo phẩm giá của mỗi người, là nền tảng của cuộc sống. + Mức tối đa (,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 1,25 điểm): Học sinh có nêu được ý nhưng còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả. + Mức không đạt: Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra 1,5điểm c. Bàn luận : - Con người cần có nghị lực sống để đem lại ý nghĩa của cuộc sống cho mình và cho cộng đồng, mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công. - Phê phán những kẻ sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. + Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được bài học nhưng còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả. + Mức không đạt: Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này. 0,5điểm d.Khẳng định vấn đề và rút ra bài học: - Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. - Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và đi đến thành công. 0,25điểm + Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. + Mức không đạt: Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này. 2 (5 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng: - HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh... - Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu: giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn chương. - Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề. - Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm. - Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ. 2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày các ý sau: Giới thiệu vấn đề nghị luận - Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người. - Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính. + Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. + Không đạt: Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài. 0,5 điểm b. Giải thích ý kiến - Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. + Văn chương: chỉ các tác phẩm thơ văn. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là tình thương. +Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài: là lòng nhân ái – một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. + Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn. Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo. + Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. - Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du là minh chứng rõ nhất cho quan điểm: nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người. Mức tối đa (1 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (0,25->0,75 điểm): Giải thích còn sơ sài, sai một vài lỗi diễn đạt. + Không đạt: Không giải thích hoặc viết linh tinh không rõ ý. 1 điểm c. Giá trị nhân đạo qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình. - Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai nhà văn gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xương), là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người dồn đẩy con người vào cảnh ngộ đau thương(Truyện Kiều). - Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ bất hạnh, khổ đau, oan trái, truân chuyên. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương. - Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy. + Mức tối đa (2,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (Từ 0,25 điểm-> 2,25 điểm): Phân tích còn sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. + Không đạt: Không nêu và phân tích cụ thể hoặc viết linh tinh không rõ ý. 2,5 điểm d. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh - Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Văn học là nhân học” (M. Gorki). - Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người. + Mức tối đa (1 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (0,25- 0,75 điểm): Đánh giá sơ sài. + Không đạt: Không đánh giá bài. 1 điểm -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_de_6_phong_gddt_hai_d.doc