Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 7 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.

* Giải thích:

- Bức tranh thứ nhất với lời chú thích tượng trưng cho những hiểm họa, tai ương, bất hạnh mà thiên nhiên mang đến cho con người.

- Bức tranh thứ hai: thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái, sự hy sinh cao đẹp giữa con người với con người.

=> Rút ra vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương, lòng nhân ái, đức hi sinh đã giúp con người có sức mạnh để vượt qua những hiểm họa, tai ương, bất hạnh. Nói cách khác, sức mạnh, sự vĩ đại của con người không nắm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà trong khả năng chế ngự bản thân, vượt qua và chiến thắng sự ích kỷ để trở nên nhân ái, biết hi sinh vì người khác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 7 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD-ĐT TP HẢI DƯƠNG
V7
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 3 câu, 1trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ, nhân vật nàng Vũ Nương từng tâm sự: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
 (Trích “Chuyện người con gái Nam Xương”-Nguyễn Dữ).
b) Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều” -Nguyễn Du), nhân vật nàng Kiều cũng có lúc trải lòng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
 (Trích “Truyện Kiều”-Nguyễn Du).
Qua lời giãi bày của các nhân vật, em nhận ra điểm gặp gỡ nào về tư tưởng của các tác giả văn học trung đại Việt Nam khi xây dựng hình tượng người phụ nữ Việt Nam truyền thống. 
Câu 2 ( 3,0 điểm )
	Suy nghĩ của em về tư tưởng được gợi ra từ mẩu chuyện sau:
“ Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15/04/1912 làm hơn 1.500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, có một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức họa có nội dung như sau: Trong bức thứ nhất, người ta thấy có chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn trong bức thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức tranh được chú thích bởi dòng chữ “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người””
Câu 3( 5,0 điểm )
	 Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: 
 “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.
Qua đoạn trích từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ( SGK Ngữ văn 9- Tập I), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
-------------------------Hết---------------------
Phßng gD &§T TP H¶I d­¬ng
Mã: V-Hoàng Thị Ngà- TP-TPHD
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
 MÔN: NGỮ VĂN
 (hướng dẫn chấm  gồm 6 trang)
I. yªu cÇu chung 
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt những yêu cầu của hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
II. yªu cÇu cô thÓ
Câu
Đáp án
Điểm
 1
(2 điểm )
* Mức độ tối đa ( 2 điểm): 
a. Về hình thức:
- Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn hoàn chỉnh.
- Cảm thụ tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
 - Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về nội dung: Đảm bảo những ý sau
-Các tác giả văn học trung đại Việt Nam đều có chung tư tưởng tiến bộ, tinh thần nhân đạo khi trân trọng ước mơ, khát vọng, phẩm chất của người phụ nữ:
 +Nàng Vũ Nương tâm sự lời ấy với Phan Lang khi nàng đã phải ngậm oan mà chết tức tưởi, phải gửi hình ẩn bóng ở chốn làng mây cung nước. Lời nói của nàng thể hiện khát vọng công lí xã hội: có oan phải được giải oan; nỗi niềm thương nhớ, niềm khao khát được gặp lại gia đình, người thân, quê hương. 
+Nàng Kiều bày tỏ tâm trạng nhớ người yêu và người thân khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích, khi nàng vừa phải trải qua bao sự chà đạp, đày đoạ cả thể xác và tinh thần.
=>Hai lời giãi bày của hai nhân vật: 
-Hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của người phụ nữ Việt Nam: Ngay cả khi phải chịu những cảnh ngộ oan trái, éo le, rơi vào những hoàn cảnh đau khổ nhất, họ vẫn giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, luôn sống ân nghĩa thuỷ chung, xây dựng những mơ ước khát vọng tốt đẹp. 
-Thể hiện giá trị nhân văn cao cả: sự thấu hiểu, đồng cảm của của tác giả đối với nhân vật; thái độ đề cao ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. 
* Mức độ chưa tối đa:
- HS thiếu hoặc sai một trong các yêu cầu trên
- Sự đánh giá, cảm nhận thiếu sâu sắc
(Tùy vào bài của HS, GV chấm thang điểm: 1,75; 1,5; 1,25; 1; 0,75; 0,25 )
* Mức độ không đạt: 
- HS không làm hoặc làm sai
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
 2
( 3 điểm)
* Mức độ tối đa ( 3 điểm): 
a. Về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,25
* Giải thích:
- Bức tranh thứ nhất với lời chú thích tượng trưng cho những hiểm họa, tai ương, bất hạnh mà thiên nhiên mang đến cho con người.
- Bức tranh thứ hai: thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái, sự hy sinh cao đẹp giữa con người với con người.
=> Rút ra vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương, lòng nhân ái, đức hi sinh đã giúp con người có sức mạnh để vượt qua những hiểm họa, tai ương, bất hạnh. Nói cách khác, sức mạnh, sự vĩ đại của con người không nắm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà trong khả năng chế ngự bản thân, vượt qua và chiến thắng sự ích kỷ để trở nên nhân ái, biết hi sinh vì người khác.
 0,5
* Bày tỏ suy nghĩ:
- Khẳng định tư tưởng được gợi ra từ câu chuyện là hoàn toàn đúng và gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
+ Bức tranh thứ nhất không phải không có cơ sở khi thể hiện sự lo lắng, bi quan của con người trước sức mạnh tàn phá của thiên nhiên. Vì con người đã sáng tạo ra tàu Titanic – nghĩa là “vĩ đại” – một công trình của thế kỷ XX. Nhưng trước khối băng bất thường của biển cả, con tàu ấy bị chìm. Công sức, trí tuệ của con người bỗng chốc tan biến và thảm họa để lại vô cùng nặng nề, đau đớn. Trong lịch sử, từ xa xưa đến nay cho thấy những tàn phá của thiên tai đã cướp đi của loài người biết bao tài sản, công trình, đặc biệt là sự sống của con người. Có thể nói thiên nhiên là người thày, người bạn của con người. Nhưng thiên nhiên cũng luôn là đối thủ, là một sức mạnh hoang dại và huyền bí, là sự thách thức và hết sức đáng sợ với con người. Bức tranh thứ nhất là một sự thực, một lời cảnh tỉnh con người về sức mạnh của thiên nhiên – đặc biệt trong tình trạng mà các vấn đề về thiên nhiên và môi trường đang bị con người làm biến dạng và thay đổi như hiện nay.
+ Con người thật khó tránh được mọi thiên tai, song con người có thể vượt qua những hiểm họa của thiên tai, vượt lên trên bất hạnh nhờ sức mạnh của tình yêu thương, lòng nhân ái, đức hi sinh. ( Học sinh lấy các sự việc, sự kiện trong bức tranh thứ hai, những trận động đát, sóng thần ở Nhật Bản, Indonesia, thiên tai, bão lũ hằng năm xảy ra ở Việt Nam hoặc trong văn học  để chứng Minh).
+ Sức mạnh mà con người có được là do con người đã chiến thắng chính mình, chiến thắng lòng vị kỷ để trở nên nhân ái, biết hi sinh vì người khác. Điều đó sẽ trở thành động lực, sức mạnh giúp con người vượt lên, chiến thắng những tai ương, bất hạnh, “khiến thiên nhiên trở nên yếu đuối trước sức mạnh của con người” 
( Lấy dẫn chứng minh hoạ)
0,25
0,25
0,5
* Bàn luận, mở rộng:
- Phê phán những biểu hiện thờ ơ lạnh lùng, vô cảm, không biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác; biểu hiện tàn phá, hủy hoại môi trường.
- Mẩu chuyện cho ta bài học về cách sống, thái độ, ứng xử với thiên nhiên và con người, là lời nhắn nhủ mỗi người cần phải có tinh thần yêu thương, lòng nhân ái, biết sẻ chia, hi sinh vì người khác. Bởi vậy, mỗi người phải có ý những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, biết quan tâm đến người khác một cách chân thành chứ không phải là sự ban ơn, bố thí 
0,25
0,5
* Liên hệ bản thân:
	- Là học sinh, ta phải biết học cách sống vì người khác ngay từ khi còn nhỏ, biết vượt lên sự ích kỷ và ham muốn tầm thường, nhỏ nhen ( sẻ chia với nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ, không so bì thiệt hơn với chị em trong nhà, chịu nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho bạn mỗi khi mắc lỗi...)
	- Có ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ, giữ cho trường học luôn xanh sạch đẹp...
0,5
* Mức độ chưa tối đa:
- 2,25- 2,75 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu kiến thức và kĩ năng nêu trên, dẫn chứng phong phú, kiến giải hợp lý, liên hệ thiết thực
- 1,5- 2 điểm: Đáp ứng phần lớn những yêu cầu kiến thức và kĩ năng nêu trên, kiến giải hợp lý, liên hệ thiết thực, dẫn chứng chưa phong phú, còn mắc một số lỗi diễn đạt
- 1- 1,25 điểm: Bố cục rõ ràng song các ý còn sơ sài, lập luận chưa thực sự thuyết phục, không có dẫn chứng, mắc lỗi diễn đạt và chính tả 
* Mức độ không đạt ( Dưới điểm 1)
Hs không làm hoặc làm bài lạc đề
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lý giải hợp lý, thuyết phục vẫn cho đủ điểm. 
3
( 5 điểm)
* Mức độ tối đa ( 5 điểm): 
- Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận tác phẩm truyện và đoạn trích để giải quyết một nhận định. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp.
- Về nội dung, kiến thức :
 Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng song phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây:
 Giới thiệu vấn đề nghị luận và dẫn tới tác phẩm 
0, 25
* Ý 1( 2,75 điểm): Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.
Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái.
* Vẻ đẹp cao cả của các nhân vật.
 + Ý thức trách nhiệm trước công việc : anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học.
+ Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến : anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì) 
+ Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học
+ Yêu thích, say mê công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoàn cảnh : anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học. 
0,25
0,5
 0,25
 0,25
* Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường.
 ( Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên. )
+ Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà không cô đơn. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân). Anh sống lạc quan yêu đời- trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
+ Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hoàn thành công việc, không tự nhận thành tích về mình, luôn nhận thức được công việc của mình làm là những đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng học ( những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét...)
+ Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người một cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đón ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò ...
0,5
0,25
0,25
Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần không nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này.
( Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng chung, tuy nhiên cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên) 
0,5
* Ý 2( 1,5 điểm): Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật” 
- Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm , hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống. 
- Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm . Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn.
- Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ : vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị .
0,5
 0,5
0,5
- Khái quát những thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, ý nghĩa của tác phẩm và khẳng định lại ý nghĩa nêu trong nhận định
- Suy nghĩ, liên hệ bản thân
0,5
* Mức độ chưa tối đa:
- 4- 4,75 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nêu trên, phân tích, đánh giá sâu sắc, liên hệ tốt
- 3- 3,75 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nêu trên, trình bày luận điểm còn chưa hệ thống, mắc một số lỗi diễn đạt
- 2- 2,75 điểm: Đáp ứng quá nửa yêu cầu nêu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- 1-1,75 điểm: Bài sơ sài, thiên về kể lể, mắc nhiều lỗi diễn đạt
* Mức độ không đạt ( Dưới 1 điểm)
 Học sinh không làm hoặc làm sai
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_de_7_phong_gddt_hai_d.doc
Bài giảng liên quan