Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 8 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
- Cảm nhận nét riêng:
- Trong câu thơ của Chính Hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó.
- Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa
=> gợi tính cách trẻ trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn.
PHÒNG GD & ĐT TP HẢIDƯƠNG V8 ĐỀ THI HSG LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 03 câu, 01 trang) C©u 1: (2 ®iÓm) Tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ hai c©u th¬ sau: - MiÖng cêi buèt gi¸. (ChÝnh H÷u) - Nh×n nhau mÆt lÊm cêi ha ha. (Ph¹m TiÕn DuËt) Câu 2. (3,0 ðiểm) “Sống chậm lại, nghĩ khác ði và yêu thýõng nhiều hõn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay. Câu 3 (5.0 điểm) Thiên nhiên và tâm trạng con người trong "Truyện Kiều" (Nguyễn Du) không hề tĩnh tại mà luôn luôn vận động qua đoạn trích "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh:Số báo danh.. Chữ kí của giám thị 1:Chữ kí của giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ V-06-HSG9-NGT-PGDHD HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng: - Viết dưới dạng một bài văn ngắn gọn, sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, hạn chế mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ. - Lập luận so sánh đối chiếu để cảm nhận về điểm giống và khác nhau của hình ảnh mặt trời trong hai đoạn thơ. 2. Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Cảm nhận được điểm chung: Cùng miêu tả nụ cười của người chiến sĩ + Đều biểu hiện niểm lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm => Nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến. 0,5 đ - Cảm nhận nét riêng: - Trong câu thơ của Chính Hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó. - Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn. 1 đ - Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. Chính những điều đó tạo nên nét độc đáo, sáng tạo của hình ảnh thơ, thể hiện dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ. 0,5 đ 2 (3 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ nãng - Xây dựng một bài vãn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. - Không mắc lỗi diễn ðạt về các mặt chính tả, dùng từ, ðặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, vãn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng. 2.Yêu cầu về kiến thức - Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn ðề, thuyết phục ngýời ðọc. Có thể giải quyết ðýợc những nội dung sau ðây: - Giới thiệu vấn ðề cần nghị luận và trích dẫn câu nói 0,5 ð - Giải thích, chứng minh: + Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kĩ lýỡng ðể cảm nhận những ðiều tốt ðẹp trong cuộc sống, ðể nghĩ về cuộc sống và ngýời xung quanh nhiều hõn; cho ta khoảng lặng ðể rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho týõng lai; ðể lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp tâm hồn mỗi ngýời tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trýởng thành hõn. + Nghĩ khác ði: biết cách nhìn nhận, ðánh giá, lựa chọn những lối ði riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, výợt lên trên hoàn cảnh khó khãn ðể không rõi vào chán nản tuyệt vọng, giúp con ngýời có thêm nghị lực, tự tin. + Yêu thýõng nhiều hõn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm chãm sóc và hýớng tới ngýời khác nhiều hõn. + Ý nghĩa câu nói: khuyên con ngýời xây dựng lối sống tốt ðẹp, tích cực, nhân ái. 1,0 ð - Bàn bạc mở rộng: + Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu; không nên ðánh ðồng sống chậm là trái nghịch với lối sống hết mình, sống một cách tận ðộ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. + Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái ðản, “bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ ðem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, ðem lại những ðiều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội. + Yêu thýõng nhiều hõn: cho ði nhiều hõn thì ta lại ðýợc nhận về nhiều hõn. + Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cõ hội, sống thử, sống gấp, thờ õ, vô cảm trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay. 1,0 ð - Bài học nhận thức và hành ðộng: thấy ðýợc ý nghĩa của việc sống chậm, nghĩ khác ði, yêu thýõng nhiều hõn; ðề xuất phýõng hýớng phấn ðấu, rèn luyện của bản thân. 0,5 ð 3 (5 điểm) *Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: - Viết được một bài nghị luận văn học có bố cục đủ ba phần, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, lập luận thuyết phục. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,5đ Thân bài * Thiên nhiên trong truyện Kiều không hề tĩnh tại mà luôn luôn vận động qua hai đoạn trích: 2 đ - Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. 0,25 đ - Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": + Bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích) 0,75đ + Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: hình ảnh xinh xắn, nên thơ; sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích). - Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": + Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích). 1 đ + Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.) * Tâm trạng của con người trong truyện Kiều không hề tĩnh tại mà luôn luôn vận động qua hai đoạn trích : 2 đ - Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. 0,25 đ + Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng). 0,5đ + Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ, để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng khi đối diện với cảnh ngộ trớ trêu, với tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...) 1đ * Khái quát và nhấn mạnh: tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"; giá trị nội dung, nghệ thuật và sức sống của tác phẩm. (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề) 0,25 đ Kết bài Khái quát vấn đề nghị luận, nêu suy nghĩ của bản thân. 0,5đ Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Lưu ý: - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm .
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_de_8_phong_gddt_hai_d.docx