Tài liệu ôm tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Chủ đề: Văn nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020

- Dẫn dắt vào đề: Để có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại hôm nay, hành trang của bạn trẻ cần trang bị nhiều thứ: tri thức, vốn văn hóa đặc biệt là những kĩ năng sống cần thiết.

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tài liệu ôm tập môn Ngữ Văn Lớp 9 - Chủ đề: Văn nghị luận xã hội - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9
CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THỜI GIAN ÔN TẬP: TỪ 3/2 – 15/2/2020
Đề 1
Dưới đây là nỗi lo lắng của không ít các vị phụ huynh về con em của mình:
“Không biết nấu ăn, không biết nhặt rau, rửa chén, không biết giặt quần áo là điểm chung của việc “nghèo nàn” kinh nghiệm sống ở một bộ phận bạn trẻ hiện nay. Con đi học về, hôm thì: “Bộ quần áo này của con bẩn rồi, mẹ giặt cho con nhé”. Hôm thì: “Tại sao mẹ lại quên bỏ chai nước vào balo của con, để con khát khô cả họng”. Có hôm con cằn nhằn: “Mẹ lại soạn sách thiếu cho con rồi”.
	“Nhiều hôm tôi bực mình với thái độ hờ hững của con kiểu như: “Món này con không thích, mẹ nấu món khác cho con ăn”. Đến chiếc xe đi học bị bẩn con cũng phải nhờ bố đi rửa. Thú thật có lúc tôi nhận ra con chẳng biết làm gì ngoài cái việc học xuất sắc. Hằng năm con đều nhận danh hiệu học sinh giỏi, nhưng tôi không cảm thấy vui bởi lẽ con đang bị khuyết kỹ năng sống. (Ngọc Liên, báo Tuổi trẻ ngày 08/6/2015)
	Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thực trạng này ở giới trẻ hiện nay.
Mở bài: 
Dẫn dắt vào đề: Để có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại hôm nay, hành trang của bạn trẻ cần trang bị nhiều thứ: tri thức, vốn văn hóa đặc biệt là những kĩ năng sống cần thiết.
Giới thiệu bài báo: không ít phụ huynh lo lắng về vấn đề kĩ năng sống ở con em mình như chia sẻ của một người mẹ trên báo “Tuổi trẻ” ngày 8/6/2015.
Chuyển ý
Thân bài: 
Nêu nội dung: bài báo chia sẻ nỗi lo lắng của một người mẹ - chuyện không của riêng ai, con “không biết nhặt rau, không biết rửa chén, không biết giặt quần áo” đến cả việc ăn uống cũng không biết tự phục vụ mà còn trách mẹ mình “Tại sao mẹ lại quên bỏ chai nước vào balo của con, để con khát khô cả họng?”, “Mẹ lại soạn sách thiếu cho con rồi” Rõ ràng bạn trẻ ấy thiếu kĩ năng sống trầm trọng.
Giải thích: Kĩ năng sống là gì? Kĩ năng sống được hiểu là khả năng của mỗi người khi vận dụng các kiến thức có được để giải quyết những nhu cầu cá nhân và những tình huống trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Để có kĩ năng sống, bạn trẻ phải được giáo dục từ bé, và trải nghiệm qua thực tế cuộc sống. Ở tuổi thiếu niên có 10 kĩ năng sống cần phải được giáo dục và tự rèn luyện, trong đó kĩ năng cơ bản nhất là – kĩ năng tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân.
Dẫn chứng về việc một bộ phận giới trẻ hiện nay thiếu kĩ năng sống một cách trầm trọng.
Dẫn chứng 1: từ bài báo
Dẫn chứng 2: từ thực tế
Nguyên nhân
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không được xem trọng từ gia đình (gia đình bao bọc quá kĩ) và nhà trường (nặng về dạy chữ chưa chú trọng dạy kĩ năng sống)
Những cậu ấm, cô chiêu có thói quen ỷ lại, dựa dẫm
Do áp lực học hành, thi cử, bạn trẻ không có thời gian học những kĩ năng cần thiết cho mình
Tác hại:
Thiếu kĩ năng sống, bạn trẻ không biết phục vụ bản thân thì làm sao trở thành một công dân biết sống cống hiến cho xã hội.
Kĩ năng là một thành phần của năng lực; thiếu kĩ năng sống, bạn trẻ khó hòa nhập với cuộc sống năng động hiện đại như ngày nay và khó thành công trong mọi việc.
Có hiểu biết, có tri thức, nhưng thiếu kĩ năng sống, bạn trẻ sẽ giống như cái cây khô thiếu sinh khí, chỉ tồn tại mà không ý nghĩa.
Phê phán và nêu nhận thức đúng, hành động đúng
Phê phán: không biết tự phục vụ bản thân là căn bệnh ở một số bạn trẻ được nuông chiều quá mức, con một, các bạn muốn đề cao bản thân, muốn được người khác phục vụ mình.
Giải pháp: gia đình và nhà trường cần phối hợp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tạo điều kiện để bạn trẻ phát huy khả năng Bản thân em cần phải làm gì?
Kết bài: 
Khẳng định lại vấn đề (bài báo như một hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta, cần phải giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho con em mình ngay từ còn bé).
ĐỀ 2
 Trong cuộc sống hiện đại hoá, công nghiệp hoá hôm nay, đất nước Việt Nam đã có những đổi mới tích cực trong việc giáo dục. Nhưng song song với mặt tích cực, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học qua loa, đối phó của phần lớn học sinh hiện nay. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
I. MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề
 Trong cuộc sống hiện đại hoá, công nghiệp hoá hôm nay, đất nước Việt Nam đã có những đổi mới tích cực trong việc giáo dục. Nhưng song song với mặt tích cực, còn có những cái xấu, cái chưa tốt, mà ví dụ điển hình là việc học qua loa, đối phó của phần lớn học sinh hiện nay.
II. THÂN BÀI: Giải quyết vấn đề 
1.Giải thích - Học qua loa, đối phó là gì?
- Học cho xong nhiệm vụ mà không có hứng thú, say mê.
- Học không động não, không ham thích nên không hiểu gì cả.
- Học để lấy điểm chứ không phải để lấy kiến thức.
- Học qua loa, đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ. Học để đối phó với thầy cô, cha mẹ.
2. Nêu hiện tượng của cách học qua loa, đối phó (Thực trạng):
- Trong lớp, khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài, chép bài thiếu,
- Về nhà không học bài. Có ngồi vào bàn học nhưng không học, chỉ để đối phó với cha mẹ. Hoặc có làm bài tập thì không suy nghĩ để làm bài mà chép sách giải khi thầy cô giao bài tập về nhà.
- Trong tiết kiểm tra thì hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để đạt điểm cao.
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin cùa cha mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học qua loa đối phó:
- Do lười học, ý thức kém.
- Ham chơi đua đòi, lêu lổng.
- Nghiện game, ti vi,
- Không xác định được mục tiêu của việc học, không xác định được tầm quan trọng của việc học đối phó với tương lai của bản thân
4. Tác hại của việc học qua loa, đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, hổng kiến thức. Học trước quên sau.
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần nhân cách của bản thân.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
- Những người học qua loa đối phó không có đủ hành trang kiến thức để bước vào đời. Không bao giờ đạt được thành công thực sự trong đời.
5. Cần phải làm gì để ngăn chặn việc học qua loa, đối phó (Giải pháp):
- Học sinh chúng ta phải thay đổi cách học ngay từ hôm nay, phải nghiêm túc học tập, chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại có ích phục vụ cho việc học tập.
- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề 
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
- Bản thân sẽ luôn học tập tốt bằng chính khả năng và năng lực thực sự của mình
 - Là học sinh, chúng ta hãy chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc của mỗi con người.
CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC
THỜI GIAN ÔN TẬP: TỪ 17/2 – 29/2/2020
ĐỀ 1
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long để thấy được lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ.
GỢI Ý DÀN BÀI
I. Mở bài 
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng của biết bao thế hệ trẻ - những người âm thầm cống hiến sức trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Dẫn vào tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
II. Thân bài:
 1. Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và nêu chủ đề truyện. Tóm tắt ngắn gọn truyện.
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn tác phẩm (đoạn trích): Truyện ngắn được ra đời vào năm 1970 khi tác giả đi thực tế ở Lào Cai. Truyện kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn. Qua đó toát lên vẻ đẹp của anh thanh niên- một con người sống tuyệt đẹp. 
 2. Phân tích nhân vật.
- Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
+ Anh là một người say mê công việc; có tinh thần trách nhiệm; có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; dũng cảm khi sống đơn độc giữa non xanh; biết lấy công việc làm niềm vui, thực sự hạnh phúc khi hiểu được ý nghĩa công việc của mình. Sống có lí tưởng, hoài bão: sống là để cống hiến, phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.
- Anh là người có lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo 
+ Tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, tặng bó hoa cho cô gái làm kỉ niệm , tặng làn trứng cho cô gái và bác họa sĩ ăn trưa
+ Mời bác họa sĩ và cô kĩ sư lên nhà chơi , uống trà và kể cho mọi người nghe một cách chân thật ...
- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
+ Anh có cuộc sống giản dị, biết tổ chức cuộc sống khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ; ham học hỏi, cần cù, chịu khó . Đời sống tâm hồn phong phú, sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời.
- Anh thanh niên là người rất khiêm tốn
+ Từ chối không cho ông họa sĩ già vẽ mình mà giới thiệu ông kĩ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu bản đổ sét.....
c. MRVĐ: Liên hệ, đối chiếu tác phẩm khác. Liên hệ thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lí tưởng sống cao đẹp.
d. Nhận xét đánh giá: Nội dung, nghệ thuật.
III. Kết bài
- Cảm nhận chung của bản thân về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ bản thân.
Đề 2: Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
GỢI Ý DÀN BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:
    + Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.
    + Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai
- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.
    + Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người.
- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai
- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).
- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).
    + Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được.
- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?)
    + Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai
- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài
    + Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.
→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.
- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.
    + Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.
    + Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác
- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai
- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng
- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản)
3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng
- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.
    + Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân.
III. Kết bài
- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
- Ông Hai người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.
- Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_om_tap_mon_ngu_van_lop_9_chu_de_van_nghi_luan_xa_ho.docx