Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 10 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 6 (1, 5 điểm)
a. Cho biết: Đoạn mạch gốc ADN gồm 5 bộ ba:
- AAT-TAA-AXG-TAG-GXX-
(1) (2) (3) (4) (5)
+ Hãy viết bộ ba thứ (3) tương ứng trên mARN.
+ Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UAG thì sẽ ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc?
b. Số liên kết Hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
+ Mất 1 cặp Nuclêôtít.
+ Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác.
Câu 7 (1,0 điểm)
Quần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ nào? ý nghĩa của các mối quan hệ đó?
PHÒNG GD & ĐT TPHD SI10 --------------------------- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 7 câu, 01 trang) Câu 1(2,0 điểm) Phát biểu nội dung quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. Phân biệt hai quy luật này. Câu 2 (1,5 điểm) Phân biệt cơ chế tổng hợp ADN và ARN. Câu 3 (1,0 điểm) Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn đúng không? Cho ví dụ chứng minh? Câu 4 (1,0 điểm) Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bộ được kí hiệu AaBbDdXY. a. Xác định tên và giới tính của loài đó? b. Hãy viết bộ NST của loài trong kì phân bào giảm phân: kì đầu I; kì cuối II? Câu 5 (2,0 điểm) P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản: quả đỏ, dài lai với quả vàng, tròn được F1 đồng tính quả đỏ, tròn. Lai phân tích F1, đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình như thế nào? Câu 6 (1, 5 điểm) a. Cho biết: Đoạn mạch gốc ADN gồm 5 bộ ba: - AAT-TAA-AXG-TAG-GXX- (1) (2) (3) (4) (5) + Hãy viết bộ ba thứ (3) tương ứng trên mARN. + Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UAG thì sẽ ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc? b. Số liên kết Hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: + Mất 1 cặp Nuclêôtít. + Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác. Câu 7 (1,0 điểm) Quần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ nào? ý nghĩa của các mối quan hệ đó? ------------- Hết ------------- PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS ĐOÀN THƯỢNG MÃ ĐỀ Si-06-HSG9-ĐT-GL --------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) ----------------------------- Câu Đáp án Điểm 1 (2,0đ) - Qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố DT trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P - Qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố DT đã PLĐL trong quá trình phát sinh giao tử * Phân biệt: Quy luật phân li Quy luật phân li độc lập - Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng. - F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử. - F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1 - F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen. - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. - Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. - F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử. - F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. - F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen. - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,5 đ ) Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của phân tử ADN. Xảy ra trên từng gen riêng rẽ ở tại một mạch đơn của gen. Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu: A, T, G, X. Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu: A, U, G, X. Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và nguyên tắc giữ lại một nửa. Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X. Enzim xúc tác chủ yếu là ADN – pôlimeraza. Enzim xúc tác là: ARN – pôlimeraza. Kết quả từ một ADN mẹ tạo ra hai ADN con giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN con có một mạch đơn mới được tổng hợp nên. Kết quả mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có số lượng, thành phần, trật tự xắp xếp của đơn phân giống mạch bổ sung của gen (chỉ khác T thay bằng U) Tổng hợp ADN là cơ chế đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau được ổn định. Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện việc tổng hợp prôtêin. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (1,0 đ) Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có cả ở nam lẫn nữ. - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định không có gen tương ứng trên NST Y vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen là XaY(nam), XaXa (nữ). - Học sinh viết được sơ đồ lai làm xuất hiện bệnh ở nam và nữ. 0,5 0,25 0,25 4 (1,0 đ) a. Bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY => 2n = 8. Vậy loài này là ruồi giấm đực. b. Ở giảm phân, kí hiệu NST là: - Kì đầu I: Các NST đã tự nhân đôi thành NST kép. Kí hiệu NST là: AAaaBBbbDDddXXYY - Kì cuối II: Có 16 loại g/tử với các kí hiệu: ABDX, ABDY, ABdX, ABdY, AbDX, AbDY, AbdX, AbdY, aBDX, aBDY, aBdX, aBdY,abDX, abDY, abdX, abdY 0,25 0,25 0,5 5 (2,0đ) - P thuần chủng, tương phản, F1 đồng tính => tính trạng quả đỏ, tròn trội hoàn toàn so với quả vàng, dài, F1 dị hợp tử về hai cặp gen. - Quy ước gen: A – quả đỏ, a – quả vàng B – quả tròn, b – quả dài * TH1: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau - P: quả đỏ, dài: AAbb; quả vàng, tròn: aaBB - Sơ đồ lai: Pt/c quả đỏ, dài x quả vàng, tròn AAbb aaBB Gp: Ab aB F1: AaBb (quả đỏ, tròn) - Lai phân tích F1: AaBb (quả đỏ, tròn) x aabb (quả vàng, dài) GF1: AB, Ab, aB, ab ab Fb: Tỉ lệ phân li KG:1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb Tỉ lệ phân li KH:1 quả đỏ, tròn: 1 quả đỏ, dài: 1 quả vàng, tròn: 1 quả vàng, dài. * TH2: Hai cặp gen nằm trên cùng một NST - P quả đỏ, dài: Ab/Ab; quả vàng, tròn: aB/aB - Sơ đồ lai: Pt/c quả đỏ, dài x quả vàng, tròn Ab/Ab aB/aB Gp: Ab aB F1: Ab/aB (quả đỏ, tròn) - Lai phân tích F1: Ab/aB (quả đỏ, tròn) x ab/ab (quả vàng, dài) GF1: Ab aB ab Fb: Tỉ lệ KG: 1Ab/ab : 1aB/ab Tỉ lệ KH: 1 quả đỏ, dài: 1 quả vàng, tròn 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1,5đ) a. + Bộ ba thứ 3 trên mARN là: UGX, Ứng với bộ ba thứ 4 (TAG) trên mạch gốc b. + Mất cặp nu: - Nếu mất cặp A-T sẽ giảm 2 liên kết H - Nếu mất cặp G- X sẽ giảm 3 liên kết H + Thay bằng cặp khác: - Thay cặp A - T bằng cặp T - A hoặc cặp G - X bằng cặp X - G sẽ không thay đổi. - Thay cặp G - X bằng cặp T - A giảm 1 liên kết H - Thay cặp A - T bằng cặp G - X tăng 1 liên kết H (Nếu nêu được 2 ý thay cặp G - X bằng cặp A-T và cặp A - T bằng cặp G - X cũng cho điểm tối đa) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 (1,0đ) - Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau, nhờ đó quần thể có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. - Ví dụ: đúng - Trong quần thể thường có hai mối quan hệ là hỗ trợ và cạnh tranh. - Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ: các cá thể hỗ trợ nhau để tìm mồi, chống kẻ thù có hiệu quả, làm tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi. - Trong quần thể thường có hai mối quan hệ là hỗ trợ và cạnh tranh. 0,5 0,25 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_10_phong_gddt_hai.doc