Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 11 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 5:
Một số bà con nông dân cho rằng: Tự thụ phấn, giao phối gần chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống.
Dựa trên những hiểu biết về kiến thức di truyền học, hãy cho biết nhận định đó đúng hay sai? Giải thích.
Câu 6:
1. Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Cho ví dụ minh họa? Hãy nêu ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học?
2. Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sinh vật sau: châu chấu, ếch, cỏ, cầy, rắn, chuột, dê, báo và vi sinh vật.
a. Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên.
b. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã trên thì những loài nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, những loài nào số lượng cá thể sẽ tăng? Vì sao?
PHÒNG GD&ĐT TPHD SI11 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài:150 phút ( Đề này gồm 7 câu, 2 trang) Câu 1 (1,5 điểm): a) Giải thích tại sao ở thế hệ F2 trong phép lai phân tích của Menđen vừa có thể đồng hợp, vừa có thể dị hợp? b) Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn? Câu 2 (1,5 điểm): a. Sự hoạt động bình thường của NST kép diễn ra trong nguyên phân như thế nào? b. Bộ NST của ruồi giấm được kí hiệu AaBbDdXY. Viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể được tạo thành nếu xảy ra sự rối loạn phân li ở cặp Bb trong quá trình nguyên phân. Câu 3 (2,0 điểm): 1. Tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ yếu tố và cơ chế nào? Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ mang tính chất tương đối? 2. Một hợp tử của một loài động vật có kiểu gen . Cặp gen Aa có 1650 Guanin, 1350 Ađênin và số lượng Ađênin của gen trội bằng 50% số lượng Timin của gen lặn. Cặp gen Bb có 675 Ađênin, 825 Guamin và gen lặn có số lượng từng loại nuclêôtit bằng nhau. Mỗi alen trong cặp gen dị hợp đều dài bằng nhau. a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen. b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử. Câu 4 (1,0 điểm): Một người đàn ông có 47 NST (44A +XXY). Một người đàn ông khác lại có 47 NST (44A + XYY). Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến bộ NST bất thường của hai người đàn ông nói trên. Câu 5 (1,0 điểm): Một số bà con nông dân cho rằng: Tự thụ phấn, giao phối gần chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống. Dựa trên những hiểu biết về kiến thức di truyền học, hãy cho biết nhận định đó đúng hay sai? Giải thích. Câu 6 (1,5 điểm): 1. Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Cho ví dụ minh họa? Hãy nêu ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học? 2. Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sinh vật sau: châu chấu, ếch, cỏ, cầy, rắn, chuột, dê, báo và vi sinh vật. a. Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên. b. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã trên thì những loài nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, những loài nào số lượng cá thể sẽ tăng? Vì sao? Câu 7 (1,5 điểm) Ở đậu Hà Lan, 2 cặp tính trạng màu sắc và hình dạng vỏ hạt do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường qui định. Khi cho P thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn giao phấn với nhau thu được F1 đồng loạt vàng, trơn. Khi cho F1 giao phấn với một cơ thể khác thu được F2 có 3/8 hạt xanh, vỏ trơn. a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2. b. Cho F1 lai với cá thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào thì thu được F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1. Biện luận và lập sơ đồ lai. --------------------Hết-------------------- PHÒNG GD&ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS LÊ THANH NGHỊ MÃ ĐỀ SI-05 - HSG9-LTN-GL HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC ( Hướng dẫn chấm gồm 5 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1,5đ) a. (1,0 điểm) Ở thế hệ F2 trong phép lai phân tích của Menđen vừa có thể đồng hợp, vừa có thể dị hợp vì: + Do F1 là cơ thể lai mang cặp gen dị hợp Aa, khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử A và a. + Sự thụ tinh giữa một giao tử đực A với một giao tử cái A cho thể đồng hợp AA. + Sự thụ tinh giữa một giao tử đực a với một giao tử cái a cho thể đồng hợp aa. + Sự thụ tinh giữa một giao tử đực A với một giao tử cái a hoặc sự thụ tinh giữa một giao tử đực a với một giao tử cái A cho thể dị hợp Aa. 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (0,5 điểm) Ý nghĩa của tương quan trội, lặn: - Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường là tính trạng tốt, có lợi còn tính trạng lặn thường là tính trạng xấu có hại cho bản thân sinh vật. Vì vậy trong chọn giống người ta cần xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào cùng một kiểu gen tạo ra giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. - Cách xác định tính trạng trội lặn: + Cho lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về cặp tính trạng thuần chủng tương phản được F1 đồng tính. Tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội + Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 trội: 1 lặn Bố mẹ cùng 1 loại kiểu hình, con xuất hiện tính trạng mới khác bố mẹ, tính trạng đó là tính trạng lặn. 0,25 0,125 0,125 2 (1,5đ) (1,25 điểm) Sự hoạt động bình thường của NST kép trong nguyên phân - Kì trung gian: NST đơn duỗi xoắn cực đại, ADN trong NST nhân đôi, mỗi NST đơn thành 1 NST kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau. - Kì đầu: NST kép đóng xoắn và co ngắn - Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng trên MPXĐ. - Kì sau: Mỗi crômatit trong NST kép tách nhau ở tâm động di chuyển về 2 cực của tế bào - Kì cuối: Tạo nên các tế bào con có bộ NST lưỡng bội 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 (0,25 điểm) Bộ NST trong nhân ở các tế bào con có thể có các khả năng sau: AaBBbbDdXY và AaDdXY Hoặc AaBBDdXY và AabbDdXY Hoặc AaBbbDdXY và AaBDdXY Hoặc AaBBbDdXY và AabDdXY 0,25 3 (2đ) (0,75 điểm) Các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật - Yếu tố quy định tính đặc trưng và ổn định: + Số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêtit trên ADN. + Tỉ lệ A+T/G+X cho mỗi loài. + Hàm lượng ADN trong nhân TB - Cơ chế: Tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của ADN trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường. * Tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ mang tính chất tương đối vì: + Có thể xảy ra đột biến do các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường làm thay đổi cấu trúc ADN + Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN. 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 2. (1,25 điểm) a. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen: * Gen A và a: - Hai gen A và a có chiều dài bằng nhau ® Tổng số nu của mỗi gen là: 1650 + 1350 = 3000 (Nu). - Ta có số A của gen A bằng 50% số T của gen a nên : Û Þ Gen A có A = T = = 450 (Nu); G = X = - 450 = 1050 (Nu); Gen a có G = X = 1650 – 1050 = 600 (Nu); A = T = – 600 = 900 (Nu) * Gen B và b: - Hai gen B và b có chiều dài bằng nhau ® Tổng số nu của mỗi gen là: 675 + 825 = 1500 (Nu). - Do gen b có số lượng mỗi loại nu bằng nhau Gen b có : A = T = G = X = 1500/4 = 375 (Nu); - Gen B có : A = T = 675 – 375 = 300 nu; G = X = 825 -375 = 450 (Nu). b. Số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử F1: Hợp tử có KG có số lượng nu mỗi loại là : A = T = 450 + 900 + 300 + 375 = 2025 (Nu) G = X = 1050 + 600 + 375 + 450 = 2475 (Nu) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (1,0đ * Người đàn ông có bộ NST 44A + XXY được sinh ra do có sự phân li cặp NST giới tính trong giảm phân ở người bố (sự rối loạn trong phân li của cặp XY ở giảm phân I, sẽ tạo ra tinh trùng có 22A + XY, tinh trùng này kết hợp với trứng mang X sẽ tạo ra hợp tử 44A + XXY) Hoặc nếu ở người mẹ có sự rối loạn phân li của cặp NST X thì sẽ tạo ra trứng có 22A + XX khi kết hợp với tinh trùng bình thường mang Y sẽ cho ra hợp tử 44A + XXY * Người đàn ông có (44A +XYY) được sinh ra do sự rối loạn phân li NST giới tính Y ở người bố. - Người bố trong lần giảm phân I cặp XY phân li bình thường, nhưng ở giảm phân II lại có sự rối loạn phân li của NST Y (2 crômatit tách nhau ra nhưng không được thoi vố sắc kéo về 2 cực) ở giảm phân II sẽ tạo ra tinh trùng có 22A + YY - Tinh trùng 22A + YY kết hợp với trứng bình thường là 22A+X tạo ra hợp tử 44A+XYY, hợp tử này phát triển thành người đàn ông nói trên. 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (1 đ) - Nhận định đó là sai. - Giải thích: + Tự thụ phấn, giao phối gần có thể gây ra hậu quả xấu ® thoái hóa giống, vì tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn ® tính trạng xấu được biểu hiện (thoái hóa). + Ở một số loài thực vật tự thụ phấn, động vật giao phối gần do gen lặn không có hại nên không gây hậu quả xấu (đậu Hà Lan, chim bồ câu.....). + Trong chọn giống, tự thụ phấn và giao phối gần có vai trò: củng cố, duy trì một tính trạng mong muốn; tạo dòng thuần ® thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể..... 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1,5đ (0,75 điểm) - Khống chế sinh học là hiện tượng sự tăng số lượng cá thể của loài này sẽ kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài khác. - HS lấy đc ví dụ đúng: (VD: Khi gặp điều kiện thuận lợi vào ngày mùa lúa tốt tươi (thời tiết ấm áp, độ ẩm cao, cây cối xanh tốt...) chuột đồng có nhiều thức ăn nên phát triển nhanh về số lượng, chuột làm thức ăn cho rắn nên số lượng rắn tăng lên. Sự phát triển đàn rắn làm số lượng chuột giảm xuống) + Ý nghĩa: - Sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã cũng dao động trong thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. 0,25 0,25 0,25 (0,75 điểm) a. Vẽ lưới thức ăn: Báo Châu chấu Ếch VSV Chuột Dê Rắn Cầy Cỏ b. Nếu loại rắn ra khỏi quần xã thì những quần thể bị ảnh hưởng trực tiếp: ếch, châu chấu, chuột và cầy vì các loài này có mối quan hệ dinh dưỡng với rắn Biến động tăng: ếch, châu chấu và chuột vì loài tiêu thụ chúng không còn. 0,5 0,25 7 (1,5đ) (1 điểm) Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2 Vì P thuần chủng tương phản, F1 đồng tính hạt vàng, vỏ trơn Nên hạt vàng, vỏ trơn trội hoàn toàn so với hạt xạnh, vỏ nhăn Qui ước: A- Hạt vàng, a – hạt xanh, B – Hạt trơn, b – hạt nhăn Vì 2 cặp tính trạng trên do 2 cặp gen qui định, nằm trên 2 cặp NST khác nhau ->2 cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau Kiểu gen P : AABB (Vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) F1 dị hợp tử 2 cặp gen là AaBb (vàng, trơn) Khi cho F1 giao phấn với một cây khác, F2 thu được 3/8 hạt xanh, trơn mà 2 cặp tính trạng trên di truyền độc lập nên 3/8 xanh trơn = 1/2 xanh x 3/4 trơn 1/2 xanh là kết quả của phép lai Aa x aa 3/4 trơn là kết quả của phép lai Bb x Bb Vậy kiểu gen và kiểu hình của cây lai với cây F1 là aaBb – Xanh, trơn Sơ đồ lai: F1: Vàng, trơn x Xanh, nhăn AaBb aaBb GF1: AB, Ab, aB, ab aB, ab F2: 1AaBB, 1AaBb, 1AaBb, 1Aabb 1aaBB, 1aaBb, 1aaBb, 1 aabb 3/8 vàng, trơn : 3/8/xanh, trơn : 1/8 vàng, nhăn : 1/8 xanh, nhăn 0,25 0,25 0,25 0,25 (0,5 điểm) F2 có tỉ lệ 1:1 nghĩa là 1 cặp tính trạng đồng tính, 1 cặp tính trạng phân li 1:1. F1 dị hợp tử 2 cặp gen nên cơ thể lai với F1 có kiểu gen và kiểu hình là aaBB (Xanh, trơn) hoặc AAbb (Vàng, nhăn) - Sơ đồ lai Trường hợp 1: F1: AaBb x aaBB GF1: AB, Ab,aB,ab aB F2: AaBB, AaBb, aaBB, aaBb Tỉ lệ kiểu hình 1 vàng trơn : 1 xanh trơn Trường hợp 2: F1: AaBb x AAbb GF1: AB, Ab, aB, ab Ab F2: AABb, Aabb, AaBb, Aabb Tỉ lệ kiểu hình 1 vàng trơn : 1 vàng, nhăn 0,25 0,125 0,125
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_11_phong_gddt_hai.doc