Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 2 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 7:
a. Hùng và Tú là 2 anh em sinh đôi cùng trứng nhưng vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên Hùng được Bác ở Hà nội mang về nuôi ăn học, còn Tú ở với bố mẹ. Lúc ở nhà còn học tiểu học hai anh em cùng học giỏi môn toán. Nhưng sau này Tú học bình thường còn Hùng đạt giải nhì môn toán trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Em hãy giải thích về năng khiếu toán học của Hùng dựa trên quan điểm di truyền học?
b. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn Insulin người ta lại chuyển gen mã hóa Insulin của người vào vi khuẩn đường ruột Ecoli? Ý nghĩa thực tiễn của thành tựu này?
PHÒNG GD & ĐT TPHD SI2 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài:150 phút (Đề này gồm 7 câu, 1 trang) Câu 1 (1,5 điểm) Em hãy trình bày những hạn chế của Menđen trong việc nghiên cứu về di truyền và những hạn chế đó được sinh học hiện đại bổ sung như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm) Ở chuột lông đen, dạng xù là trội so với lông trắng, dạng trơn. Hai tính trạng này phân li độc lập. Cho chuột đực lai với chuột cái được F1 có 28 lông đen, dạng xù; 9 lông đen, dạng trơn; 10 lông trắng, dạng xù; 3 lông trắng, dạng trơn. Xác định tỉ lệ các kiểu gen và kiểu hình của P và F1 (không viết sơ đồ lai). Câu 3 (1,5 điểm) a. Ở những loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể 2n đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nào? b. Các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu của giảm phân I giống và khác với các nhiễm sắc thể ở kỳ đầu giảm phân II như thế nào? Câu 4 (1,5 điểm) Cho biết sự giống nhau và khác nhau của quá trình tự sao với quá trình sao mã? Câu 5. (1,5 điểm) a. Một người con trai bị bệnh mù màu và một người con gái bị bệnh tơcnơ và mù màu đều được sinh ra từ 1 cặp vợ chồng. Khi kiểm tra về di truyền đã xác định bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể X gây nên và gen M là trội, không bị mù màu. Hãy giải thích cơ chế hình thành hai người con của cặp vợ chồng nói trên? b. Có ý kiến cho rằng bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh của nam giới vì bệnh chỉ xuất hiện ở người nam. Em cho biết nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích? Câu 6 (1,5 điểm) Cho quần xã gồm: Sâu, đại bàng, thỏ, rắn, ếch, chuột, vi sinh vật , thực vật a. Thiết lập lưới thức ăn giữa các quần thể. b. Hãy nêu các điều kiện để các quần thể đó trở thành quần xã. c. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì điều gì sẽ xảy ra đối với quần xã nói trên. Câu 7 (1,0 điểm) a. Hùng và Tú là 2 anh em sinh đôi cùng trứng nhưng vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên Hùng được Bác ở Hà nội mang về nuôi ăn học, còn Tú ở với bố mẹ. Lúc ở nhà còn học tiểu học hai anh em cùng học giỏi môn toán. Nhưng sau này Tú học bình thường còn Hùng đạt giải nhì môn toán trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Em hãy giải thích về năng khiếu toán học của Hùng dựa trên quan điểm di truyền học? b. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn Insulin người ta lại chuyển gen mã hóa Insulin của người vào vi khuẩn đường ruột Ecoli? Ý nghĩa thực tiễn của thành tựu này? ---------------- Hết --------------- PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÃ ĐỀ SI-04-HSG9-TT-GL HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1,5đ) - Men đen cho rằng chỉ có hiện tượng trội hoàn toàn. Sinh học hiện đại bổ sung thêm ngoài hiện tương trội hoàn toàn còn có hiện tượng trội không hoàn toàn, trong đó trội không hoàn toàn là phổ biến hơn. - Menđen cho rằng mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Sinh học hiện đại bổ sung thêm hiện tượng tương tác nhiều gen xác định một tính trạng và 1 gen chi phối nhiều tính trạng. - Menđen cho rằng mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên 1 cặp NST. Moocgan đã khẳng định trên 1 NST tồn tại nhiều gen, các gen trên một NST tạo thành một nhóm liên kết. - Những giả định của Menđen về nhân tố di truyền chi phối tính trạng nay đã được sinh học hiện đại xác minh đó là các gen tồn tại trên NST thành cặp tương ứng. - Menđen không chỉ rõ được mối quan hệ giữa gen, môi trường và tính trạng. Sinh học hiện đại đã làm rõ mối quan hệ đó. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 2 (1,5đ) - Quy ước gen: A là lông đen, a là lông trắng B là lông dạng xù, b lông dạng trơn - Xét từng cặp tính trạng : + Đen/Trắng = (28 + 9)/(10 + 3) = 3: 1 ® P: Aa (Đen) × Aa (Đen) + Xù/Trơn = (28 + 10)/(9 + 3) = 3 : 1 ® P: Bb (Xù) × Bb (Xù) - Tổ hợp hai tính trạng trên => P dị hợp hai cặp gen : AaBb x AaBb => P có kiểu hình lông đen , dạng xù - Phân tích từng cặp tính trạng ta được : P: (Aa × Aa)(Bb × Bb) + Vậy kiểu gen của F1 là :(AA: Aa:aa)(BB:Bb:bb) =AABB:AABb:AaBb:AaBB:Aabb:AAbb:aaBb: aaBB: aabb + Vậy kiểu hình của F1 là :(A-:aa)(B-:bb) =A-B- : A- bb : aaB - : aabb = Đen, xù: Đen ,trơn: Trắng, xù: Trắng, trơn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (1,5đ) a. (1,0 điểm) - Do sự kết hợp các cơ chế nhân đôi, phân ly, tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Qua nguyên phân, NST nhân đôi 1 lần rồi phân li 1 lần nên bộ NST 2n từ hợp tử được sao chép cho các tế bào trong cơ thể. - Qua giảm phân, NST nhân đôi 1 lần nhưng phân li 2 lần tạo nên giao tử chứa bộ NST đơn bội (n). - Qua thụ tinh giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo thành hợp tử (2n), vì thế bộ NST lưỡng bội được phục hồi. 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (0,5 điểm) Giống nhau: - Các NST ở trạng thái bắt đầu co xoắn, mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em đính với nhau ở tâm động . - Khác nhau: + Ở kỳ đầu của giảm phân I các cặp NST tương đồng tiếp hợp, bắt chéo và có thể xảy ra trao đổi đoạn. Còn ở kỳ đầu của giảm phân II không có sự tiếp hợp của các NST tương đồng 0,25 0,25 4 (1,5đ) - Giống nhau: + Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác dụng của enzim. + Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian lúc các NST chưa xoắn. + Đều có hiện tượng tách hai mạch đơn trên ADN. + Đều có hiện tượng liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch ADN theo NTBS. 0,125 0,125 0,125 0,125 - Khác nhau : Tự nhân đôi của ADN Tổng hợp ARN - Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của phân tử ADN - Xảy ra trên từng gen riêng rẽ ở tại một mạch đơn của gen - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại Nuclêôtit : A , T , G , X - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại ribônuclêôtit : A , U , G , X - Enzim xúc tác chủ yếu là ADN -pôlimeraza - Enzim xúc tác chủ yếu là ARN- Pôlimeraza - Nguyên tắc tổng hợp là :NTBS ( A-T, G- X )và nguyên tắc bán bảo toàn. - Nguyên tắc tổng hợp là NTBS (A- U , T - A , G - X , X - G ) - Kết quả : Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ - Kết quả: là mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 ARN Ý nghĩa: Truyền đạt TTDT từ nhân ra chất tế bào nhờ cơ chế sao mã và giải mã Ý nghĩa: Truyền đạt TTDT qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ cơ chế NP, GP, TT 0,125 0,125 0,125 0,125 0,25 0,25 5 (1,5đ) a. (1,0 điểm) Theo bài ra: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X gây nên. + Người con trai mắc bệnh mù màu có KG: XmY nhận giao tử chứa Y từ bố; nhận giao tử chứa Xm từ mẹ. Vậy Mẹ có KG: XMXm và kiểu hình bình thường. Bố có KG: XMY và kiểu hình bình thường. - Sơ đồ lai: P: XMY x XMXm GP: XM , Y XM , Xm F1: XMXM, XMXm, XMY, XmY( bệnh mù màu) + Người con gái bị bệnh tơcnơ và mù màu có KG: XmO. Nhận giao tử Xm từ mẹ; không nhận NST giới tính từ bố. + Trong trường hợp này mẹ giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử ( XM, Xm), ở bố giảm phân tạo giao tử bị rối loạn. Cụ thể là do cặp NST giới tính không phân li và tạo ra 2 loại giao tử (XMY, O). Giao tử (O) kết hợp giao tử (Xm) của mẹ tạo nên hợp tử XmO, đứa trẻ mắc bệnh tơcnơ và mù màu. - Sơ đồ lai: P: XMY x XMXm GP: XM Y,O XM , Xm F1: XmO (tơcnơ và mù màu) 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 b. (0,5 điểm) Nhận định trên là sai. + Bệnh mù màu, máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y. Bệnh thường xuất hiện ở nam, ít xuất hiện ở nữ vì ở nữ tồn tại cặp NST XX nên để biểu hiện ra kiểu hình thì phải cả 2 NST XX cùng mang gen lặn . Do đó khó biểu hiện ra kiểu hình. 0,25 0,25 6 (1,5đ) a. (0,5 điểm) Lưới thức ăn: Sâu Ếch Đại bàng VSV Thực vật Chuột Rắn Thỏ 0,5 b. (0,5 điểm) Điều kiện: - Quần thể cùng sống trong một không gian nhất định - Các quần thể có mối quan hệ với nhau và quan trọng nhất là mối quan hệ dinh dưỡng. 0,25 0,25 c. (0,5 điểm) - Nếu loại trừ thực vật thì mất nguồn thức ăn nơi ở các loài sinh vật khác sẽ di cư đến nơi khác hoặc bị chết phá vỡ cân bằng sinh học trong quần xã - Nếu loại trừ đại bàng thì lúc đầu các loài rắn ếch thỏ không bị khống chế số lượng của chúng tăng nhưng về sau ổn định vì chúng hình thành mối quan hệ mới do thiết lập được tràng thái cân bằng mới. 0,25 0,25 7 (1,0đ) a. (0,5 điểm) Ở người và các sinh vật khác đều có 2 nhóm tính trạng đó là tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. + Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường + Tính trạng chất lượng ít hoặc không lệ thuộc vào điều kiện môi trường. Vậy năng khiếu toán học là tính trạng số lượng do nhiều gen chi phối, phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn môi trường. Do đó Hùng được sống trong môi trường thuận lợi hơn cho việc học tập và đạt thành tích cao trong học tập, còn Tú môi trường học tập không thuận lợi nên học đạt mức độ trung bình. 0,25 0,25 b. (0,5 điểm) - Muốn sản xuất một lượng lớn Insulin người ta lại chuyển gen mã hóa Insulin của người vào vi khuẩn đường ruột Ecoli: Vi khuẩn này dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh, tăng nhanh số lượng bản sao của gen được chuyển. - Ý nghĩa thực tiễn của thành tựu: Tạo được nhiều Insulin để chữa bệnh đái tháo đường ở người có giá thành rẻ hơn hàng vạn lần so với trước kia phải tách chiết từ mô động vật. 0,25 0,25 ---------------- Hết -------------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_2_phong_gddt_hai.doc