Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 5 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 5: Một bé trai cổ ngắn, mắt một mí cách xa nhau, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dày và dài, si đần. Gia đình đưa tới bệnh viện khám và được bác sĩ cho làm tiêu bản Nhiễm sắc thể (NST) và thu được kết quả: em có 2n = 47, cặp NST thứ 21 có 3 chiếc.

 a/ Em bé trên đã mắc bệnh gì? Phương châm phòng bệnh trên là gì?

 b/ Giải thích nguyên nhân gây bệnh?

Câu 6: Một số bà con nông dân đã mua hạt giống rau cải có năng suất cao từ một vùng khác về trồng nhưng sau khi hạt nảy mầm thì số cây giống đồng loạt rụi, chết dần và không

 cho năng suất.

 Theo kiểm định thì hạt giống đạt tiêu chuẩn và không bị bệnh. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tình trạng đó được gọi là gì trong sinh học?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 5 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
SI5
ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: SINH HOC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 07 câu, 02 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
 a/ Để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào? Nội dung của phương pháp đó?
 b/ Các loại giao tử sau đây: ABCD , abcd ; AbCD , aBcd ; ABCDE , abcde ; ABCDEG , abcdeg được sinh ra từ kiểu gen nào (trong trường hợp giảm phân bình thường không có trao đổi chéo)
Câu 2: (2,0 điểm):
 a/ Trình bày hoạt động chính của NST ở kì trung gian của phân bào, kì giữa nguyên phân, kì sau nguyên phân, kì giữa giảm phân I, kì sau giảm phân I.
 b/ Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử. Giải thích?
 c/ Quan sát hình ảnh hai kì phân bào liên tiếp của tế bào một loài sinh vật.
 Hình 1 Hình 2
 - Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài? Giải thích?
 - Viết kí hiệu NST của giao tử sinh ra từ tế bào này?
 - Đây là cơ chế của loại biến dị nào? Câu 3: ( 1,25 điểm )
 a/ Một gen khi tự sao 2 lần liên tiếp đã làm phá vỡ 11406 liên kết hiđrô, quá trình này cần 9006 nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào.Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen.
 b/ Xét về mặt cấu tạo hoá học, các gen khác nhau phân biệt nhau ở những đặc điểm nào?
Câu 4: (1,25 điểm):
 Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên.
Câu 5: (1,5 điểm):
 Một bé trai cổ ngắn, mắt một mí cách xa nhau, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dày và dài, si đần. Gia đình đưa tới bệnh viện khám và được bác sĩ cho làm tiêu bản Nhiễm sắc thể (NST) và thu được kết quả: em có 2n = 47, cặp NST thứ 21 có 3 chiếc.
 a/ Em bé trên đã mắc bệnh gì? Phương châm phòng bệnh trên là gì?
 b/ Giải thích nguyên nhân gây bệnh?
Câu 6: (1,0 điểm) 
 Một số bà con nông dân đã mua hạt giống rau cải có năng suất cao từ một vùng khác về trồng nhưng sau khi hạt nảy mầm thì số cây giống đồng loạt rụi, chết dần và không
 cho năng suất.
 Theo kiểm định thì hạt giống đạt tiêu chuẩn và không bị bệnh. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tình trạng đó được gọi là gì trong sinh học?
Câu 7: (1,0 điểm)
 Thực hiện phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe . Không cần lập bảng, hãy tính:
 a/ Số loại kiểu gen ở đời F1.
 b/ Số loại kiểu hình ở đời F1.
 c/ Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee ở F1.
 d/ Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1. 
 Biết rằng A, B, D, E là các gen trội hoàn toàn, quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường; các hợp tử F1 đều sinh trưởng, phát triển bình thường.
---------------Hết---------------
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
Mã: SI-Nguyễn Thị Giang-LHP-TPHD
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: SINH HOC
	(hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
a/ Để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta sử dụng phương pháp “phân tích các thế hệ lai”. 
Nội dung của phương pháp:
- Chọn và tạo ra các cơ thể bố mẹ thuần chủng.
- Đem lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một hoặc vài cặp tính trạng tương phản và theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để xử lí kết quả từng phép lai từ đó tìm ra qui luật DT các tính trạng và làm các TN khác kiểm chứng. 
b/ Điều kiện cần để cho tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1.
- Mỗi gen nằm trên 1 NST, có hiện tượng trội lặn hoàn toàn.
- Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen.
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và sức sinh sản như nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 đ)
a/ Trình bày hoạt động chính của nhiễm sắc thể 
Kì trung gian của phân bào: 
+ NST đang ở dạng sợi mảnh nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động. 
Kì giữa nguyên phân: 
+ NST đóng xoắc cực đại có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài. 
+ NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, mỗi NST kép đính với thoi vô sắc ở tâm động. 
- Kì sau nguyên phân: mỗi NST kép phân li tách tâm động thành hai NST đơn phân li đồng đều về hai cực của tế bào. 
- Kì giữa giảm phân I: 
+ NST đóng xoắc cực đại có hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài. 
+ NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, mỗi NST kép đính với thoi vô sắc ở tâm động, trong mỗi hàng chỉ chứa một NST kép trong cặp tương đồng. 
- Kì sau giảm phân I: Xảy ra sự phân li độc lập của 2 NST kép trong cặp tương đồng về hai cực tế bào. 
b/ Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử:
- Kì đầu của GPI có thể xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép khác nguồn gốc trong cặp tương đồng tạo nhóm gen liên kết mới. 
 - Kì sau GP I có sự phân li độc lập của NST kép trong cặp tương đồng, tiếp theo có sự tổ hợp tự do của bộ NST kép đơn bội tại mỗi cực tế bào. Vì vậy từ 1 tế bào sinh giao tử (2nNST) qua giảm phân I tạo ra 2n loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST(nếu không có đột biến và TĐC) 
c/
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội: 2n = 8 NST 
- Giải thích: TB có NST xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi vô sắc vậy TB đang ở kì giữa GPI, kì này số NST trong tế bào là 2n kép (8NST kép) 
- Viết kí hiệu giao tử sinh ra từ tế bào: (n – 1), (n+1) 
- Đây là cơ chế của loại biến dị: Đột biến dị bội. 
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25 
0,125
0,25
0,25
0,125
0,125
0,125
0,125
Câu 3
(1,25 đ)
a/ Theo đề bài ta có:
Hph = (2A+3G)(22 – 1) = 11406 (1)
Ntd = (2A+2G)(22 – 1) = 9006 (2)
Từ (1) và (2) à số nuclêôtit từng loại của gen:
G = X = 800 nuclêôtit
A = T = 701 nuclêôtit
b/ Xét về mặt cấu tạo, các gen khác nhau phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
 0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(1,25đ)
- Năng suất (Kiểu hình) là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen gen và môi trường (kĩ thuật canh tác).
- GHNS của 1 giống là do kiểu gen quy định.
 Muốn tăng năng suất phải cải biến kiểu gen của giống lúa DR2 tạo ra giống mới để làm thay đổi GHNS của giống DR2 tạo GHNS mới cao hơn.
- Mỗi giống phát huy hết GHNS của nó trong điều kiện canh tác
( điều kiện môi trường) phù hợp.
 Có giống tốt nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện môi môi trường thì giống mới bộc lộ hết khả năng cho năng suất cao nhất trong GHNS mới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(1,5đ)
a/ 
- Bệnh Đao.
- Phương châm phòng bệnh:
+ Bảo vệ môi trường sống, giảm tác nhân gây đột biến.
+ Phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi trên 35 vì xác suất sinh ra những trẻ bị bệnh trên tăng.
+ Khám thai định kỳ và sàng lọc trước sinh, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao.
 b/ Nguyên nhân gây bệnh:
- Trong giảm phân: ở một bên cơ thể mẹ hoặc bố xảy ra rối loạn ở cặp NST thứ 21 tạo ra hai loại giao tử đột biến, một loại không chứa NST 21, một loại chứa hai NST 21; một bên giảm phân bình thường tạo giao tử chứa một NST 21.
- Trong thụ tinh: giao tử đột biến chứa hai NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử chứa ba NST 21 phat triển thành kiểu hình bệnh Đao.
 0,25
 0,25 
 0,25
 0,25
 0,25
 0,25
Câu 6
(1,0 đ)
* Nguyên nhân: 
 Mỗi giống cây trồng đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp.
Vì vậy, cây không cho năng suất là do đất hoặc khí hậu không thích hợp hoặc gieo trồng không đúng thời vụ.
* Cây giống có biểu hiện đồng loạt như vậy người ta gọi là thường biến.
0,25
0,25
0,5
Câu 7
(1,0 đ)
a/ Số loại kiểu gen ở đời F1 : 3 x 3 x 3 x 3 = 81
b/ Số loại kiểu hình ở đời F1 : 2 x 2 x 2 x 2 = 16
c/ Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee : 2/4 x 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/128
d/ Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1:= 1 − (3/4)4 = 175/256
0,25
0,25
0,25
0,25
 Lưu ý: Học sinh có thể làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
---------------Hết---------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_5_phong_gddt_hai.doc
Bài giảng liên quan