Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 9 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 7:
Cho cơ thể F1 có kiểu hình quả tròn, ngọt, màu vàng quy định bởi 3 cặp gen dị hợp tử nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, lai với một cơ thể khác, thu được F2 gồm các kiểu hình với tỉ lệ 37,5% quả tròn, ngọt, màu vàng : 37,5% quả tròn, ngọt, màu xanh : 12,5% quả bầu duc, chua, màu vàng : 12,5% quả bầu duc, chua, màu xanh.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và các tính trạng trên.
b. Lập sơ đồ lai minh họa
Biết rằng một gen quy định một tính trạng.
PHÒNG GD & ĐT TPHD SI9 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 7 câu, 01 trang) Câu 1: (1,5 điểm) a. Menđen làm thí nghiệm lai một cặp tính trạng đã rút ra được quy luật phân li hay còn gọi là quy luật giao tử thuần khiết. Em hãy cho biết nội dung của quy luật đó? b. Để giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là gen) quy định. Hãy dùng thuyết di truyền nhiễm sắc thể giải thích kết quả thí nghiệm này? Câu 2: (1,0 điểm) Một tế bào sinh dưỡng ở một mô phân sinh có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội kí hiệu là Aa (A và a kí hiệu cho mỗi bộ nhiếm sắc thể đơn bội n). a. Sau một thời gian nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trên thì môi trường nuôi cấy có tất cả 128 (Aa). Hãy xác định đã có hiện tượng gì xảy ra. b. Khi các nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng trên tập trung về các cực tế bào thì kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở mỗi cực như thế nào? Câu 3: (1,5 điểm) a. Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối? b. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có ( 2n = 8) có khoảng 2,83 x108 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? Câu 4: (2,0 điểm) Thế nào là đột biến? Các dạng đột biến nhiễm sắc thể nào có thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể 21 của người. Hãy trình bày cơ chế phát sinh và hậu quả của các dạng đột biến đó. Câu 5: (1,0 điểm) a. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ? b. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? Câu 6: (1,0 điểm) Quần xã sinh vật là gì? Nêu tính chất cơ bản của quần xã sinh vật. Câu 7: (2,0 điểm) Cho cơ thể F1 có kiểu hình quả tròn, ngọt, màu vàng quy định bởi 3 cặp gen dị hợp tử nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, lai với một cơ thể khác, thu được F2 gồm các kiểu hình với tỉ lệ 37,5% quả tròn, ngọt, màu vàng : 37,5% quả tròn, ngọt, màu xanh : 12,5% quả bầu duc, chua, màu vàng : 12,5% quả bầu duc, chua, màu xanh. a. Xác định quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và các tính trạng trên. b. Lập sơ đồ lai minh họa Biết rằng một gen quy định một tính trạng. --------------------Hết-------------------- PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS QUANG MINH MÃ ĐỀ Si-01-HSG9-QM-GL --------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) ----------------------------- Câu Đáp án Điểm 1 (1,5đ) a. (0.5 điểm) Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 0.5 b. (1.0 điểm) Giải thích thí nghiệm: - Trong tế bào, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen (cặp gen tương ứng), nghĩa là mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng mang một alen của cặp gen tương ứng. - Trong giảm phân, sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp alen (trong thí nghiệm kí hiệu là A và a), dẫn đến sự phân li của cặp alen do đó 2 loại giao tử được tạo ra ở F1 có tỉ lệ 1 : 1 (1 A : 1 a) - Trong thụ tinh, các giao tử đực và cái tổ hợp tự do với nhau, khôi phục lại cặp nhiễm sắc thể tương đồngkhôi phục lại cặp gen tương ứng. - Ở F1 mang kiểu gen dị hợp có cả hai gen A và a, nhưng gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a nên chỉ biểu hiện kiểu hình trội. Ở F2 cho tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn. (HS có thể viết sơ đồ lai cho ý nà 0.25 0.25 0.25 0.25 2 (1,0đ) a. (0.75 điểm) Xác định hiện tượng xảy ra. - 128 = 27 - Hiện tượng xảy ra: + Khả năng 1: Tế bào đã nguyên phân 6 lần và các tế bào con đang ở kì trung gian (lúc các nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi); hoặc ở kì đầu, kì giữa, kì sau của lần nguyên phân thứ 7. + Khả năng 2: Tế bào đã nguyên phân 7 lần và đang ở thời điểm cuối của kì cuối lần nguyên phân thứ 7, hoặc thời điểm đầu của kì trung gian lần nguyên phân thứ 8 (lúc các nhiễm sắc thể chưa tự nhân đôi) 0.25 0, 25 0, 25 b. (0.25 điểm) Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể khi chúng tập trung ở các cực tế bào là:Aa 0,25 3 (1,5đ) a. (0.75 điểm) ADN chỉ có tính ổn định tương đối: - Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. - ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). - Ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn. 0,25 0,25 0,25 b.(0.75 điểm) - Chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là : 2,83 x 108 x 3,4A0 = 9,622 x 108 (A0) - Chiều dài trung bình 1 ADN của ruồi giấm là : (9,622 x 108 ) : 8 = 1,20275 x 108 A0 - Vậy NST đã cuộn chặt với số lần là: (Biết 2µm = 2 x 104 A0) (1,20275 x 108 A0 ) : ( 2 x 104 A0) = 6013,75 lần 0,25 0,25 0,25 4 (2,0đ) - Đột biến : là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc ở cấp độ tế bào (NST) - Các dạng đột biến nhiễm sắc thể (NST) có thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể 21 của người. * Mất đoạn NST 21: + NST 21 bị đứt đoạn và bị mất đoạn ở đầu mút và tâm động + Ở người NST 21 bị mất đoạn sẽ gây bệnh ung thư máu * Đột biến 3 NST 21 ở người gây hội chứng Đao: - Cơ chế phát sinh: + Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố hay mẹ có hiện tượng cặp NST 21 không phân li tạo ra 2 loại giao tử: Một loại giao tử mang 2 NST 21 (giao tử n+1 = 24 NST) Một loại giao tử không mang NST 21 (giao tử n-1 = 22 NST) + Qua thụ tinh: giao tử mang 2 NST 21 (n+1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử mang 3 NST 21 (2n + 1 = 47) Đột biến 3 NST 21 ở người gây hội chứng Đao. - Hậu quả người mang hội chứng Đao: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh và không có con. Lưu ý: Học sinh trình bày đúng cơ chế phát sinh bệnh Đao dưới dạng sơ đồ vẫn cho điểm tối đa. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (1,0đ) a. (0.25 điểm) Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống. 0.25 b. (0.75 điểm) Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì: - Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. - Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. - Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai. 0,25 0,25 0,25 6 (1,0đ) * Khái niệm quần xã: Quần xã sinh vật là một tập hợp gồm nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. * Tính chất cơ bản của quần xã. - Quần xã có tính chất tương đối ổn định trong từng thời gian. Căn cứ vào thời gian ổn định có quần xã ổn định và quần xã nhất thời. - Quần xã sinh vật là một cấu trúc động do sự tác động qua lại giữa các loài trong quần xã. - Mỗi quần xã có một vài quần thể ưu thế - Khi điều kiện thuận lợi quần xã có nhiều quần thể cùng tồn tại, khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì chỉ có ít nhất quần thể thích nghi mới tồn tại được trong quần xã. - Mỗi quần xã sinh vật có cấu trúc đặc trưng liên quan đến sự phân bố cá thể của các quần thể trong không gian. - Trong lòng mỗi quần xã thường có mối quan hệ hỗ trợ, đối địch 0,25 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 7 (2,0đ) a. (1.5 điểm) Xác định quy luật di truyền Ngọt Chua Ngọt Chua * Xét sự di truyền riêng rẽ của các cặp tính trạng: 3 1 37,5%+37,5% 12,5%+12,5% Tròn Bầu dục = = = 1 1 37,5%+12,5% 37,5%+12,5% Vàng Xanh = = Tỉ lệ (3:1) là tỉ lệ của quy luật phân li => Tròn là trội hoàn toàn so với bầu dục Ngọt là trội hoàn toàn so với chua Tỉ lệ (1:1) là tỉ lệ của phép lai phân tích => Cơ thể lai với F1 đồng hợp tử lặn. Giả thiết rằng tính trạng này chỉ có 2 kiểu hình (vàng và xanh) như đề bài -> Tính trạng này cũng tuân theo quy luật trội lặn hoàn toàn, vàng là trội so với xanh. Quy ước gen: A : tròn, a : bầu dục B : ngọt, b : chua D : vàng, d : xanh * Xét sự di truyền đồng thời các tính trạng. - 3 cặp gen trên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng mà kiểu hình F2 thấy: tròn (A) luôn đi cùng ngọt (B), bầu dục (a) luôn đi cùng chua (b) => Aa và Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, Dd nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. => Sự di truyền đồng thời của các tính trạng dạng quả và vị quả tuân theo quy luật di truyền liên kết hoàn toàn => Sự di truyền đồng thời của tính trạng màu quả với 2 tính trạng trên tuân theo quy luật phân li độc lập. - Kiểu gen tương ứng kiểu hình của các cá thể: AB ab Dd + F1 : quả tròn, ngọt, màu vàng AB ab dd + Cơ thể lai với F1: quả tròn, ngọt, màu xanh b. (0.5 điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Sơ đồ lai F1: Quả tròn, ngọt, màu vàng x Quả tròn, ngọt, màu xanh AB ab dd AB ab Dd ab d AB d ab d ab D AB d AB D G: , , , , F2:HS lập đúng khung pennet AB -- Dd 3 Kết quả: 3 Quả tròn, ngọt, màu vàng AB -- dd 3 3 Quả tròn, ngọt, màu xanh ab ab Dd 1 1Quả bầu dục, chua, vàng ab ab dd 1 1Quả bầu dục, chua, xanh 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_9_phong_gddt_hai.doc