Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Vòng 1 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 7 (1,5 điểm)

 Khi lai hai cây hoa thuần chủng được F1 đều là cây hoa kép, đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, giả thiết ở F2 có một trong những tỉ lệ sau:

a) Trường hợp 1: 3 cây hoa kép, đỏ: 1 cây hoa đơn, trắng

b) Trường hợp 2: 9 cây hoa kép, đỏ: 3 cây hoa kép, trắng: 3 cây hoa đơn, đỏ: 1 cây hoa đơn, trắng.

 Xác định quy luật di truyền, biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp từ P đến F2

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Vòng 1 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 7 câu, 1 trang)
Câu 1 (1,5điểm)
1. Phân biệt quy luật phân ly độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai tính trạng.
2. Xét phép lai P: ♂ AaBbCcDdEe   x  ♀ AaBbCcDdee, biết các cặp gen phân li độc lập và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Không viết sơ đồ lai, hãy xác định:
a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu ?
b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu ?
Câu 2 (1,5điểm)
1. Phân biệt nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
2. Giải thích vì sao:
a. Kết quả của giảm phân chỉ cho giao tử chứa n nhiễm sắc thể.
b. ARN là bản sao của gen cấu trúc.	
Câu 3 (1,5điểm)
 Một gen có hiệu số % giữa nuclêôtit loại G với một nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 20% . Trong gen có G = 1050.Trên mạch 1 của gen có A1 + G1 = 600 nuclêôtit, X1 - T1 = 300 nuclêôtit.
a. Tính tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên gen đó.
b. Tính chiều dài của gen.
c. Tính số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen.
d. Khi gen nhân đôi 3 lần liên tiếp, môi trường nội bào cần cung cấp mỗi loại nuclêôtit là bao nhiêu?
e. Một đột biến xảy ra làm cho gen đột biến có số liên kết hiđrô giảm 2 liên kết hiđrô so với gen ban đầu nhưng chiều dài không đổi. Đột biến này thuộc dạng nào?
Câu 4 (1,5điểm)
1. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt?
2. Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao ở người. Nêu các đặc điểm hình thái của bệnh nhân Đao.
Câu 5 ( 1 điểm)
1. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1? Tỉ lệ 1 nam: 1 nữ chỉ đúng khi nào?
 2. Một bạn học sinh nói rằng, bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức của mình, hãy cho biết ý kiến của bạn trên có đúng không?
Câu 6 (1,5điểm)
1. Xác định tỉ lệ giao tử của các thể ba nhiễm có kiểu gen sau: aaa; Aaa; Aaa.( Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường)
2. Ở thỏ, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44. Năm tế bào sinh dục của loài trải qua nguyên phân liên tiếp 5 lần, trong số các tế bào con sinh ra có 25% tế bào tham gia giảm phân. Xác định:
a) số giao tử được sinh ra qua giảm phân.
b) Số nhiễm sắc thể đơn có trong các giao tử.
c) Nếu hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 12,5% đã tạo ra 20 hợp tử thì cá thể ta xét có giới tính đực hay cái?
Câu 7 (1,5 điểm)
 	Khi lai hai cây hoa thuần chủng được F1 đều là cây hoa kép, đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, giả thiết ở F2 có một trong những tỉ lệ sau:
a) Trường hợp 1: 3 cây hoa kép, đỏ: 1 cây hoa đơn, trắng
b) Trường hợp 2: 9 cây hoa kép, đỏ: 3 cây hoa kép, trắng: 3 cây hoa đơn, đỏ: 1 cây hoa đơn, trắng.
 Xác định quy luật di truyền, biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp từ P đến F2
------------Hết----------
Họ và tên thí sinh:................................................................................ SBD.....................
Giám thị 1:.......................................................... Giám thị 2: ...........................................
PHÒNG GD&ĐT TP 
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-VÒNG 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm  gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1,5điểm)
1. (0,75điểm) 
Định luật phân li độc lập
Hiện tượng di truyền liên kết
- Mỗi gen nằm trên 1 NST (hay hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau)
- Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử.
-Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Hai gen nằm trên 1 NST 
( hay 2 cặp gen quy định 2cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng)
- Hai cặp gen quy định 2 cặp tính phân ly cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử.
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
 O,25
0,25
0,25
2. (0,75 điểm) 
P: (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Cc x Cc)(Dd x Dd)(E e x ee)....
a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là :
 3 A-. 3 B-. 3 C- 3 . 1 Ee = 81 
 4 4 4 4 2 512
b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố
2 Aa. 2 Bb. 2 Cc. 2 Dd. 1 Ee = 1 
4 4 4 4 2 32
0,375
0,375
2
(1,5điểm)
1. (0,75điểm) 
Nhiễm sắc thể kép
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng
-Chỉ là 1 NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau, dính với nhau ở tâm động.
- Mang tính chất một nguồn gốc:có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ
- Hai crômatit hoạt động như một thể thống nhất
- Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình dạng, kích thước.
- Mang tính chất 2 nguồn gốc: một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
-Hai nhiễm sắc thể hoạt động động lập nhau.
0,25
0,25
0,25
2. (0,75điểm) 
a. Kết quả của giảm phân chỉ cho giao tử chứa n nhiễm sắc thể vì: NST nhân đôi một lần ở kỳ trung gian nhưng phân chia hai lần liên tiếp là giảm phân 1 và giảm phân 2. Do đó, do đó kết thúc quá trình, tạo 4 tế bào mang n nhiễm sắc thể.
b. Trình tự các nulêôtit của ARN bổ sung với trình tự các nulêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc và sao chép nguyên vẹn trình tự các nulêôtit trên mạch bổ sung (trừ T được thay bằng U)
0,375
0,375
3
( 1,5điểm)
* Theo bài ra và theo nguyên tắc bổ sung có:
 G - A = 20% 
 G + A = 50%
=> G = 35% , A = 15% 
a. Tỉ lệ % từng loại nulêôtit trên gen là:
T = A = 15%
X = G = 35% 
b. 
- Tổng số nulêôtit của gen = 1050 : 35% = 3000 (nulêôtit)
- Chiều dài của gen = 3000 : 2 . 3,4 = 5100 (A0)
c. 
=> A = T= 3000 x 15% = 450 (nulêôtit)
- Tổng số nulêôtit một mạch của gen = 3000 : 2 = 1500 (nulêôtit)
 * Theo bài ra có: 
A1 + G1 = 600(1)
X1 - T1 = 300(2)
=> X1 + G1 + A1 - T1 = 900
=> T1 - A1 = 150(3)
Lại có T1 + A1 = 450(4)
* Từ 1,2 ,3,4
=> T1 = 300 
 A1 = 150
 G1 = 450
 X1 = 600
* Số lượng nulêôtit từng loại trên mỗi mạch của gen là:
T1 = A1 = 300 (nulêôtit) 
A1 = T2 = 150 (nulêôtit)
G1 = X2 = 450 (nulêôtit)
X1 = G2 = 600 (nulêôtit)
d. Số lượng từng loại nulêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là: 
T = A = 450. (23 -1 ) = 3150 (nulêôtit) 
G = X = 1050. (23 -1 ) = 7350 (nulêôtit)
e. 
- Do chiều dài gen đột biến không đổi so với gen ban đầu vì vậy đây là dạng đột biến thay thế.
- Số liên kết H giảm đi 2 liên kết so với gen ban đầu: Chứng tỏ có 2 cặp G – X thay thế bằng 2 cặp A - T 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
( 1,5điểm)
1. (0,75điểm)
Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt, vì:
- Đa số đột biến gen là có hại cho bản thân sinh sinh vật vì nó phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy ttrì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Đa số đột biến gen tạo ra là đột biến gen lặn và chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường phù hợp
- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến có hại có thể trở thành có lợi.
0,25
0,25
0,25
2. (0,75điểm)
* Cơ chế phát sinh bệnh Đao
- Trong quá tình giảm phân phát sinh giao tử ở một bên bố hoặc mẹ cặp NST 21 không phân ly tạo ra 1 giao tử mang mang 2 NST của cặp 21(n+1) và một giao tử không mang NST 21 nào (n+1)
- Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST của cặp 21(n+1) kết hợp với một giao tử bình thường chỉ chứa một NST của cặp 21 (n) => thể dị bội có 3 NST 21(2n + 1)
(HS có thể viết sơ đồ vẫn được điểm tối đa)
* Biểu hiện: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hới há, lưỡi hơi thè, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau....
0,25
0,25
0,25
5
( 1,0điểm)
1. ( 0,5điểm)
* Ở người, nam có cặp NST giới tính là XY, nữ có cặp NST giới tính là XX.
- Qua giảm phân ở mẹ chỉ cho một loại trứng chứa X, còn bố cho ra 2 loại tinh trùng, một loại tinh trùng chứa NST giới tính X, một loại tinh trùng chứa NST giới tính Y với tỉ lệ 1:1; xác suất tham gia thụ tinh của 2 loại tinh trùng này là ngang nhau.
- Qua thụ tinh, sự kết hợp giữa tinh trùng mang NST giới tính X với tế bào trứng chứa X tạo ra hợp tử XX và phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang NST giới tính Y kết hợp với tế bào trứng chứa X tạo ra hợp tử XY và phát triển thành con trai.
* Tỉ lệ 1nam: 1 nữ chỉ đúng khi số lượng cá thể đủ lớn, xác suất thụ tinh giữ tinh trùng mang X và tinh trùng mang Y là ngang nhau, hợp tử có sức sống ngang nhau.
0,125
0,125
0,25
2. ( 0,5 điểm)
- Nói bố mẹ đã truyền cho con những tính trạng đã được hình thành sẵn là sai.Vì bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành tính trạng.
0,5
6
( 1,5điểm)
1. ( 0,5điểm)
Tỉ lệ giao tử:
* Kiểu gen aaa tạo ra 2 loại giao tử vớ tỉ lệ 1a: 1aa
* Kiểu gen Aaa tạo ra 4 loại giao tử vớ tỉ lệ 1A: 2a: 2Aa: 1aa
0,25
0,25
2. ( 1,0 điểm)
a) Số tế bào con tạo ra qua nguyên phân: 5 X 25 = 160 tế bào
- Số tế bào con tham giảm phân: 160 x 25% =40 tế bào
- Số giao tử được tạo thành:
+ Nếu 40 tế bào sinh tinh, sẽ tạo ra số tinh trùng: 40 x 4 = 160
+ Nếu 40 tế bào là tế bào sinh trứng, số trứng được tạo ra là: 40 x 1= 40
b) Số NST đơn trong mỗi giao tử: 44: 2 = 22 NST
- Số NST đơn trong các tinh trùng: 160 x 22= 3520 NST
- Số NST đơn trong các trứng: 40 x 22= 880 NST
c.Giới tính của cá thể:
 Vì hiệu suất thụ tinh của giao tử đạt tỉ lệ 12,5% và tạo ra 20 hợp tủ nên số giao tử được tạo ra là: ( 20 x 100): 12,5 = 160 giao tử.
 Vậy đây là tế bào sinh tinh của cơ thể đực.
0,25
0,25
0,125
0,125
0,25
7
( 1,5điểm)
* Trường hợp 1:
- Xét sự di truyền tính trạng kiểu hoa, ở F2 thu được, hoa kép: hoa đơn = 3: 1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân ly, tính trạng hoa kép là trội so với tính trạng hoa đơn, F1 dị hợp 1 cặp gen.
 Quy ước:
 A: Hoa kép
 a: Hoa đơn 
→ F1 : Aa x Aa (1)
 Pt/c: AA x aa
- Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hoa, ở F2 thu được, hoa đỏ: hoa trắng = 3: 1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân ly, tính trạng hoa đỏ là trội so với tính trạng hoa trắng, F1 dị hợp 1 cặp gen.
 Quy ước:
 B: Hoa đỏ
 b: Hoa trắng 
→ F1 : Bb x Bb (2)
 Pt/c: BB x bb
Từ (1) và (2) thành phần gen của F1 là: Aa, Bb( dị hợp 2 cặp gen)
-Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng, ở F2 thu được tỉ lệ 3:1≠ ( 3:1)(3:1). Sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật liên kết gen.
, F2 xuất hiện cây hoa đơn, trắng có kiểu gen là: ab/ ab = ab x ab
 F1 dị hợp 2 cặp gen, cho giao tử ab có kiểu gen là: AB/ab
→ Pt/c có kiểu gen: AB/AB, bên còn lại có kiểu gen là: ab/ab
-Viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
* Trường hợp 2:
- Xét sự di truyền tính trạng kiểu hoa, ở F2 thu được, hoa kép: hoa đơn = 3: 1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân ly, tính trạng hoa kép là trội so với tính trạng hoa đơn, F1 dị hợp 1 cặp gen.
 Quy ước:
 A: Hoa kép
 a: Hoa đơn 
→ F1 : Aa x Aa (1)
 Pt/c: AA x aa
- Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hoa, ở F2 thu được, hoa đỏ: hoa trắng = 3: 1. Đây là tỉ lệ của quy luật phân ly, tính trạng hoa đỏ là trội so với tính trạng hoa trắng, F1 dị hợp 1 cặp gen.
 Quy ước:
 B: Hoa đỏ
 b: Hoa trắng 
→ F1 : Bb x Bb (2)
 Pt/c: BB x bb
Từ (1) và (2) thành phần gen của F1 là: Aa, Bb( dị hợp 2 cặp gen)
-Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng, ở F2 thu được tỉ lệ 9:3:3:1 = ( 3:1)(3:1). Sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân ly độc lập.
→ F1 có kiểu gen AaBb
→Pt/c có kiểu gen: AABB x aabb
 Hoặc : Aabb x aaBB
- Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình cho mỗi trường hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Lưu ý: Học sinh có thể làm cách khác vẫn cho điểm tối đa
-----------Hết----------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_vong_1_nam_hoc_2016.doc
Bài giảng liên quan