Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề 1+2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hưng Đồng (Có đáp án)
Câu 2: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về một loài hoa em yêu.
Câu 3: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, trang 140)
ỦY BAN NHÂN DÂN TP HÀ TĨNH MÃ ĐỀ 01 TRƯỜNG THCS HƯNG ĐỒNG KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày tết, cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương trong tấm lòng những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về Nam ngót hai chục năm, mỗi lần có dịp vẫn không quên nhắn bạn gửi cho ít trái sấu xanh Hà Nội. Ngày hè, mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo giòn tan. Thức ăn giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chị bạn tôi (và cả nhiều người khác) mỗi bữa cơm trong cái thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc trà đá không làm dịu nổi. (Cây sấu Hà Nội, Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, trang 100) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b. Tìm từ đồng nghĩa với từ giản dị. c. Nội dung của đoạn trích trên là gì? d. Tìm từ ghép trong câu văn: Ngày hè, mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo giòn tan. Câu 2: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về một loài cây em yêu. Câu 3: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, trang 140) (Hết) ỦY BAN NHÂN DÂN TP HÀ TĨNH MÃ ĐỀ 02 TRƯỜNG THCS HƯNG ĐỒNG KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Mùa xuân, những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn những đóa hoa kiều diễm, càng làm nổi bật ánh bạc nơi cuống bông và tôn lên sắc hoa đỏ trên cái nền xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Muôn hoa trên thảo nguyên đua nhau khoe sắc trên tấm thảm không gian mênh mông trải dài như vô tận, khiến cho mặt đất cũng trở nên sinh động hơn. (Thư cho một người bạn..., Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, trang 60) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b. Tìm từ đồng nghĩa với từ kiều diễm. c. Nội dung của đoạn trích trên là gì? d. Tìm từ ghép trong câu văn: Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Câu 2: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về một loài hoa em yêu. Câu 3: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, trang 140) (Hết) HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 I. Định hướng chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá linh hoạt. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng, thuyết phục. II. Hướng dẫn cụ thể: CÂU GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM MÃ ĐỀ 01 1. a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm 0,5 b. Đồng nghĩa với từ giản dị: đơn giản, bình thường 0,5 c. Nội dung: Cây sấu Hà Nội trong nỗi nhớ của những người xa quê 1,0 Hs trả lời dài dòng mang tính vắn tắt đoạn trích 0,5 Hs không trả lời được 0 d. Từ ghép: Ngày hè, mâm cơm, gia đình, thành phố, chúng ta, bát nước rau muống luộc, cà pháo, giòn tan. (1 từ tìm được: 0,125 điểm) 1,0 2. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn biểu cảm, không dài dòng. 0,25 b. Xác định đúng vấn biểu cảm: một loài cây em yêu 0,25 c. Hs biểu cảm được: - Tên loài cây em yêu; - Đặc điểm của loài cây đó: trồng ở đâu, hoa, quả,... có ý nghĩa gì với gia đình em, với bản thân em; - Kỉ niệm đáng nhớ giữa em với loài cây đó... 1,25 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề; - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 3. Dùng chung cho cả hai đề Viết bài văn biểu cảm về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: Có đầy đủ phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Mở bài giới thiệu vấn đề biểu cảm; - Thân bài làm rõ vấn đề biểu cảm, triển khai được các nội dung cần biểu cảm; - Kết bài khái quát được nội dung biểu cảm. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm: biểu cảm bài thơ Cảnh khuya 0,25 c. HS triển khai vấn đề theo hướng sau: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề biểu cảm TB: * Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bác Hồ viết bài thơ ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, ... * Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc - Âm thanh: Tiếng suối như tiếng hát -> sự so sánh độc đáo âm thanh của thiên nhiên với tiếng hát du dương của con người -> gợi sự liên tưởng: tiếng suối gần gũi với con người, có sức sống trẻ trung như con người - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” -> điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối -> Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp * Tâm trạng của nhân vật trữ tình + Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả + Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ. -> Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác. * Liên hệ thêm ở bài thơ khác: Rằm tháng giêng * Tình cảm của em đối với bài thơ: (Hs bộc lộ tình cảm với bài thơ) Yêu hơn thiên nhiên trong thơ Bác, tâm hồn của Bác... KB: - Khẳng định lại sự đóng góp của tác giả ở tác phẩm và ở nghệ thuật của bài thơ; - Vẻ đẹp từ nội dung đến hình thức đã giúp cho tác phẩm có sức sống lâu bền; 0,5 0,5 1,0 1,0 0,25 0,25 0,5 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 MÃ ĐÊ 02 1 a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm 0,5 b. Đồng nghĩa với từ kiều diễm: diễm lệ, lộng lẫy 0,5 c. Nội dung: Yêu đất nước qua vẻ đẹp của mùa xuân trên thảo nguyên. 1,0 Hs trả lời dài dòng mang tính vắn tắt đoạn trích 0,5 Hs không trả lời được 0 d. Từ ghép: đất nước, thảo nguyên, bao la, biết bao, ngày xuân, ngày hạ.(1 từ tìm được: 0,17 điểm) 1,0 2. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn biểu cảm, không dài dòng. 0,25 b. Xác định đúng vấn biểu cảm: một loài hoa em yêu 0,25 c. Hs biểu cảm được: - Tên loài hoa em yêu; - Đặc điểm của loài hoa đó: trồng ở đâu, hoa nở vào mùa nào, có ý nghĩa gì với gia đình em, với bản thân em; - Kỉ niệm đáng nhớ giữa em với loài hoa đó... 1,25 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề; - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
File đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_de_12.doc