Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Hà (Có đáp án)

1. Hãy chép thuộc lòng 7 câu thơ tiếp theo. Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả và thể thơ của bài thơ trên?

2. Nêu nội dung chính của bài thơ?

3. Tìm các đại từ có trong bài thơ (ít nhất 2 từ).

4. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm.

Câu 1: Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?

Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Hà (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS NAM HÀ
ĐỀ CHẴN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 -2021
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC – HIỂU: 4,0 điểm.
 Cho câu thơ: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”
1. Hãy chép thuộc lòng 7 câu thơ tiếp theo. Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả và thể thơ của bài thơ trên?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Tìm các từ láy có trong bài thơ (ít nhất 2 từ).
4. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm.
Câu 1: Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? (1 điểm)
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. (5 điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS NAM HÀ
ĐỀ LẺ

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 -2021
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC – HIỂU: 4,0 điểm.
 Cho câu thơ “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”:
1. Hãy chép thuộc lòng 7 câu thơ tiếp theo. Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả và thể thơ của bài thơ trên?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Tìm các đại từ có trong bài thơ (ít nhất 2 từ).
4. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm.
Câu 1: Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
ĐÁP ÁN BIỂU CHẤM.
ĐỀ CHẴN:
ĐỌC – HIỂU: 4,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm

1
- H/s chép thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang: đúng chính tả, đúng thể thơ thất ngôn bát cú, đủ số câu, số chữ. (sai một lỗi trừ 0,1 điểm)
- Tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
0,5
0,5

2
- Bài thơ miêu tả cảnh Đèo Ngang heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả.

1,0
3
- Từ láy: lom khom, lác đác
1,0
4
- PTBĐ chính: Biểu cảm 
1,0
ĐỀ LẺ:
ĐỌC – HIỂU: 4,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm

1
- Học sinh chép bài thơ “Bạn đến chơi nhà”: đúng chính tả, đúng thể thơ thất ngôn bát cú, đủ số câu, số chữ. (sai một lỗi trừ 0,1 điểm) 
- Tác giả: Nguyễn Khuyến.
0,5
0,5

2
- Bài thơ là tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà nhưng đó lại là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

1,0
3
- Đại từ: bác, ta.
1,0
4
- PTBĐ chính: Biểu cảm
1,0

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm (chung cho cả 2 đề)
Câu
Nội dung
Điểm

1
Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
1,0
2
Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương: là bà chúa thơ Nôm với nhiều tác phẩm độc đáo.
- Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật).
0,5
Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ. 
a. Hình ảnh bánh trôi nước
- Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.
- Cách thức làm bánh:
   + Bảy nổi ba chìm
   + Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
- Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son.
- Nghệ thuật: nhân hóa – dùng từ “thân em” để chỉ người phụ nữ một cách kín đáo. “Trắng” và “tròn” thể hiện vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.
⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.
b. Hình ảnh người phụ nữ
- Vận dụng thành ngữ một cách linh hoạt để ám chỉ thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ.
- Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:
   + Bảy nổi ba chìm
   + Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
- Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son.
- Sự cảm thông của tác giả đối với thân phận người phụ nữ.
⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

(1,0đ) 
(1,0đ) 
(1,0đ) 
(1,0đ)
Kết bài: - Cảm nhận về giá trị tác phẩm.
- Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”.

(0,5đ)

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_de_cha.doc