Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Nài (Có đáp án)

Câu 2 (2điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm.

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học?

b. Tác giả là ai?

c. Từ “chứ” trong câu “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.” thuộc từ loại nào ?

d. Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đại Nài (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 (Đề chính thức) NĂM HỌC 2019 – 2020
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian làm bài: 90 phút
 ĐỀ CHẴN (Đề gồm 1 tờ)
Câu 1 (2 điểm)
Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.
Câu 2 (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
 a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học ? 
b. Tác giả là ai?
c. Từ “ơi” trong câu “Lão Hạc ơi !” thuộc từ loại nào ?
d. Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
Câu 3 (6 điểm)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
 .............................Hết......................................
 Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh: ...................................................Số báo danh:.......................
Chữ kí giám thị 1: ....................................................Chữ kí giám thị 2:.................
TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 (Đề chính thức) NĂM HỌC 2019 – 2020
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian làm bài: 90 phút
 ĐỀ LẼ (Đề gồm 1 tờ)
Câu 1 (2 điểm)
Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
Câu 2 (2điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm...
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học?
b. Tác giả là ai?
c. Từ “chứ” trong câu “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.” thuộc từ loại nào ?
d. Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
Câu 3 (6 điểm)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
 .............................Hết......................................
 Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh: ...................................................Số báo danh:.......................
Chữ kí giám thị 1: ....................................................Chữ kí giám thị 2:.................
TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
 NĂM HỌC 2017 – 2018
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian làm bài: 90 phút
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ CHẴN 
Câu 1 (2 điểm)
Học sinh phải tóm tắt đảm bảo được các ý cơ bản của văn bản “Tức nước vỡ bờ” bằng lời văn của mình.
- Tuỳ vào mức độ sai sót ý để cho điểm
Gợi ý:
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Câu 2 (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Lão Hạc”
b. Tác giả : Nam Cao
c. Thán từ 
d. Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên: Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp của ông giáo.
ĐỀ LẼ 
Câu 1 (2 điểm)
Học sinh phải tóm tắt đảm bảo được các ý cơ bản của văn bản “Lão Hạc” bằng lời văn của mình.
- Tuỳ vào mức độ sai sót ý để cho điểm
Gợi ý:
 Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con chó mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn. Con trai lão do không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão không còn đủ sức để đi làm thuê. Cùng đường, Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi Lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm liền lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má...Một hôm lão sang nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng thực ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông Giáo và Binh Tư.
Câu 2 (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”
b. Tác giả : Nguyên Hồng
c. Tình thái từ 
d. Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu trên: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời bà cô.
Câu 3 (6 điểm): Đáp án chung cho cả hai đề chẵn và lẽ.
* Yêu cầu chung: 
HS phải xác định đúng yêu cầu đề ra:
- Kiểu văn thuyết minh
- Đối tượng: Chiếc nón lá Việt Nam
- Ngôn ngữ: rõ ràng, dễ hiểu
 - Dẫn chứng phải khách quan, chính xác
- Lập luận phải chặt chẽ các ý rõ ràng, mạch lạc 
 * Dàn ý - Biểu điểm:
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. (0,5 điểm)
2 - Thân bài: (4 điểm)
- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp
- Các nguyên liệu làm nón (1 điểm)
+ Mo nang làm cốt nón
+ Lá cọ để lợp nón
+ Nứa rừng làm vòng nón
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón
+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón (1 điểm)
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây (1 điểm)
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam (1 điểm)
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam. (0,5 điểm)
* Bài thuyết minh cân đối, hài hoà giữa các ý, kết hợp với lời văn trôi chảy, có lồng ghép suy nghĩ, cảm xúc của người viết về chiếc nón lá phù hợp: được 1 điểm
Lưu ý: 
Học sinh có thể không làm theo mạch như trên, hoặc cung cấp những tri thức khác (miễn là phù hợp, chính xác), giáo viên cần linh hoạt cho điểm. 

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_de_cha.doc