Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Khi nói về nhân vật quan phụ mẫu trong ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, sách Bồi dưỡng Ngữ văn 7 có viết: “Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
(Trích: Theo chân Bác - Tố Hữu)
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Tôi yêu Sài Gòn da diết (). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
Câu 3 (12,0 điểm)
Khi nói về nhân vật quan phụ mẫu trong ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, sách Bồi dưỡng Ngữ văn 7 có viết: “Đó là một viên quan vừa vô trách nhiệm vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”.
Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.. Hết ..
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
HDC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Câu 1 (3,0 điểm)
- Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên:
+ Phép tu từ điệp ngữ: “thương” (0,5 điểm)
+ Phép tu từ so sánh: “Chỉ biết quên mình cho hết thảy - Như dòng sông chảy nặng phù sa” (0,5 điểm)
- Phân tích tác dụng:
+ Hai câu thơ đầu tác giả dùng điệp từ “thương” để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt, cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên. (1,0 điểm)
+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.(1,0điểm)
Câu 2 (5,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bố cục rõ ràng.
- Biết vận dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
- Diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung: Cần đạt một số ý sau:
- Đây là đoạn văn bày tỏ tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong bài tuỳ bút “Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương.
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm yêu Sài Gòn một cách khái quát, những câu sau với những hình ảnh đối lập, phép liệt kê, điệp ngữ nhân vật trữ tình bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi:
+ Yêu thiên nhiên: yêu nắng “một thứ nắng ngọt ngào”; yêu mưa “những cây mưa nhiệt đới bất ngờ”; yêu sớm “nắng sớm”; yêu chiều “vào buổi chiều lộng gió nhớ thương”; yêu cả “thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”
+ Yêu nhịp sống của phố phường: lúc tĩnh lặng “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”, “yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở”; lúc “phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm”.
+ Cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương.
- Nhân vật trữ tình đã huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. Thông qua tình yêu ấy, ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Thang điểm:
- Điểm 4,0 – 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 3,0 – 4,0: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt câu và chính tả.
- Điểm 2,0 – 3,0: Đáp ứng 50% các yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt câu và chính tả.
- Điểm 1,0 – 2,0: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên nhưng còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt câu và chính tả. Ngôn ngữ chưa giàu sức biểu cảm.
- Điểm 0,0: Không làm bài.
Câu 3 (12,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận chứng minh.
- Bố cục bài viết rõ ràng;
- Các luận điểm liên kết mạch lạc, chặt chẽ;
- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể có tính thuyết phục.
- Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Mở bài :
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
- Trích dẫn ý kiến.
2. Thân bài: Làm rõ được các ý sau:
- Quan vô trách nhiệm:
+ Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân. Quan đi hộ đê thờ ơ, không hay biết
+ Quan không đốc thúc hộ đê mà “uy nghi chễm chện ngồi” trong đình “đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng”, cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình vững chãi.
+ Đi hộ đê mà đồ dùng của quan sang trọng, cách biệt với cảnh lam lũ của người dân: “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà”, ăn của ngon vật lạ
“yến hấp đường phèn”
- Quan hống hách:
+ Bắt bọn người nhà, lính hầu đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm
+ Bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
+ Khi có người bẩm báo việc đê có thể vỡ, quan cau mặt gắt, mặt đỏ tía tai quát, dọa dẫm cách cổ, bỏ tù, sai lính đuổi đi
- Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm:
+ Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê “Cứ nhìn cách quan ngồi ung dung, hai bên tả hữu nha lại trang nghiêm, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm”. 
+ Quan đang đi hộ đê, đê thì sắp vỡ, quan chẳng quan tâm vì tâm trí của quan dồn cả vào ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì
dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thây kệ”.
+ Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “Này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp” ; “Mặc ! Dân, chẳng dân thời chớ ! Con bài ngon nỡ bỏ hoài ru !...”
+ Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”. Quan ù thông, xơi yến, mắt trông đĩa nọc
+ Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu long trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
+ Có người báo tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “Ù ! Thông tôm, chi chi nảy”
+ Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ  thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. 
- Tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm, hống hách, ham mê cờ bạc, của quan phủ bằng thủ pháp đối lập tương phản, tăng cấp.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề chứng minh.
Thang điểm:
- Điểm 11,0 – 12,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 10,0 – 11,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về chính tả.
- Điểm 9,0 – 10,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt câu và chính tả.
- Điểm 8,0 – 9,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả. Dẫn chứng chưa thật toàn diện.
- Điểm 7,0 – 8,0: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả.
- Điểm 6,0 – 7,0: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả. Dẫn chứng chưa thật tiêu biểu, cụ thể, tính thuyết phục chưa cao.
- Điểm 5,0 – 6,0: Đáp ứng 50% các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả.
- Điểm 4,0 – 5,0: Đáp ứng 50% các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả. Dẫn chứng chưa tiêu biểu, cụ thể, tính thuyết phục chưa cao.
- Điểm 3,0 – 4,0: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả. Dẫn chứng chưa tiêu biểu, cụ thể, tính thuyết phục chưa cao.
- Điểm 2,0 – 3,0: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt câu và chính tả. Các luận điểm liên kết chưa thật mạch lạc, chặt chẽ; Dẫn chứng chưa tiêu biểu, cụ thể, tính thuyết phục chưa cao
- Điểm 1,0 – 2,0: Kĩ năng làm bài nghị luận chưa tốt, luận điểm chưa thuyết phục; lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Còn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt câu.
- Điểm 0,0: Không làm bài, hoặc lạc đề.
Lưu ý: giáo viên linh hoạt khi chấm bài, ưu tiên những bài viết độc đáo, sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_n.doc