Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
1. Khi hoà tan một lượng oxit kim loại (hoá trị II) vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8 % (loãng)người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 11,5385 % . Hãy xác định công thức hoá học của oxit kim loại trên.
UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 9 NĂM 2013-2014 MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này có 04 câu trong 01 trang) Câu I (6 đ) 1. Khi sục khí clo và nước sẽ tạo thành nước clo. Em hãy viết phương trình phản ứng xảy ra và cho biết nước clo là gì? Em hãy giải thích tính tẩy mầu của nước clo? 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a, Kẽm + Axit sunfuric loãng b, Đồng + Dung dịch bạc nitrat c, Natri + Nước d, Sắt + Khí clo e, Khí sunfuric + Dung dịch Narihiđroxit f, Khí cacbonic + Vôi sống g, Nhiệt phân sắt (III) hidroxit h, Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O Câu II (3 đ): 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho 1 dây kim loại Fe (dư) vào dung dịch CuCl2. 2. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 dung dịch trong suốt không mầu sau đựng trong 4 lọ riêng biệt bị mất nhãn mà không dùng thêm hoá chất nào khác: BaCl2, HCl, Na2CO3, Na2SO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu III (5 đ): 1. Độ tan là gì? Khi làm lạnh 3284g dung dịch MgSO4 bão hoà từ 300C xuống còn 100C. Thì có bao nhiêu gam tinh thể MgSO4.6H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của MgSO4 ở 300C và 100C lần lượt là 64,2 g và 44,5 g. 2. Sục 560 ml khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Sau phản ứng thu được chất gì bao nhiêu gam. Để không có kết tủa thì thể tích khí CO2 cần dùng là bao nhiêu lít ( đktc). Câu IV (6 đ): 1. Khi hoà tan một lượng oxit kim loại (hoá trị II) vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8 % (loãng)người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 11,5385 % . Hãy xác định công thức hoá học của oxit kim loại trên. 2. Cho một miếng Na tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch AlCl3 thu được 5,6 lít khí (đktc) và một kết tủa. Lọc lấy kết tủa rửa sạch đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,1 g chất rắn. (Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính CM của dung dịch AlCl3 đem dùng. Cho : C=12, O =16, Na=23, H=1, Mg = 24, Ca= 40, Al = 27, Cl = 35,5, S=32. Thí sinh không được dùng bảng Hệ thống tuần hoàn. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KHẢO SÁT HSG LỚP 9 NĂM 2013-2014 MÔN: HÓA HỌC (Đáp án có 03 trang) Câu Nội dung chấm Điểm CâuI(6 đ) 1.(2 đ) 2.(4 đ) . Khi sục khí clo vào nước sẽ có hiện tượng khí clo vừa tan vào nước vừa tác dụng với nước. . Ptpư: Cl2 + H2O HCl + HClO . Vậy nước clo là dd hỗn hợp các chất: Cl2, HCl, HClO. . Nước clo có tính tẩy mầu do axit HClO có tính oxi hoá mạnh. a, Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 b, Cu + 2 AgNO3 Cu(NO3) 2 + 2Ag c, 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 d, 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 e, SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O f, CO2 + CaO CaCO3 g, 2Fe (OH )3 Fe2O3 + 3H2O h, 4Mg + 10 HNO3 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ CâuII(3đ) 1.(1 đ) 2.(2 đ) . Sắt tan dần. . Có chất rắn mầu đỏ bám ngoài sắt. . Mầu xanh của dung dịch nhạt dần rồi mất hẳn, dd thu được trong suốt không mầu. . Pthh: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu * Lấy mẫu của 4 dung dịch lần lượt cho tác dụng với 3 mẫu thử còn lại: * Mẫu nào có hai lần tạo kết tủa trắng với 3 mẫu còn lại đó là BaCl2. * Mẫu nào có một lần tạo bọt khí với 3 mẫu còn lại đó là HCl. * Mẫu nào có một lần tạo kết tủa trắng, một lần tạo bọt khí với 3 mẫu còn lại đó là Na2CO3. * Mẫu nào có một lần tạo kết tủa trắng với 3 mẫu còn lại đó là Na2SO4. BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl 2HCl + Na2CO3 2NaCl + H2O + CO2 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 CâuIII(5đ) 1. (2,5 đ) 2. (2,5 đ) * Độ tan là số gam chất tan tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. * Ở 300C: Cứ 164,2 g dd MgSO4 sẽ có 64,2 g MgSO4 Vậy 3284..........................1284................. * Gọi số g MgSO4.6H2O bị tách ra là a g thì m của MgSO4 bị tách theo là (120 a / 228) g. * Ở 100C: Cứ 144,5 g dd MgSO4 sẽ có 44,5 g MgSO4 Vậy (3284 - a) g ................ (1284 - 120 a / 228) ...... * Vậy ta có pt: 144,5 . (1284 - 120 a / 228) = (3284 - a). 44,5. * Giải ra ta có a = 1248,8 g * n CO2 = 0,025 mol. * n Ca(OH)2 = 0,02 mol * Tỉ lệ n CO2 / n Ca(OH)2 = 1,25 nên tạo 2 muối. * CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Mol: x x x * 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 Mol: 2 y y y * Ta có hệ pt: x + y = 0,02 x + 2y = 0,025 * Tìm được x = 0,015; y = 0,005. *Vây sau pư thu được CaCO3 là 1,5 g Ca(HCO3)2 là 0,81 g. * Để không có kết tủa thì CO2 đủ hoặc dư có 1 pthh sau: 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 0,04 0,02 * Vậy V CO2 0,04.22,4 ( 0,896 lít) 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 CâuIV(6đ) 1. (3 đ) 2. (3 đ) * Đặt CTHH của oxit là MO. * Gỉa sử dùng 1 mol oxit MO. * PTHH: MO + H2SO4 MSO4 + H2O Gam: (M + 16)g 98 g (M + 96) g * Vậy m dd H2SO4 = 98. 100% / 9,8 % = 1000 g. *Theo gt ta có : C% MSO4 = (M+96) . 100 % / (M + 16) + 1000 = 11,5385 %. * Tìm được M = 24 g . Oxit là: MgO. * VH2 = 0,25 mol. * n Al2O3 = 0,05 mol. * 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1) Mol: 0,5 0,25 * 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl (2) Mol: 0,5 0,5/3 * TH1: NaOH hết AlCl3 đủ hoặc dư sau (2). * 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (3) Mol: 0,5/3 0,5/6 ≠ 0,05 (loại TH1) * TH2: NaOH dư sau (2). Thiếu ở phản ứng (2’).Có các ptphh sau: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1) Mol: 0,5 0,25 * 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl (2) Mol: 3x x x * NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O (2’) Mol: (x - 0,1) (x- 0,1) * 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (3) Mol: 0,1 0,05 * Vậy ta có: 3x + (x – 0,1) = 0,5. * Suy ra : x = 0,15. Vậy CM AlCl3 = 0,15/ 0,1 = 1,5 M. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Chú ý : Thí sinh có cách giải khác mà đúng thì vẫn cho điểm bình thường như từng phần của đáp án .
File đính kèm:
- de_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2013.doc