Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 (6 điểm)

Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng:

“Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức”.

Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC học kì II môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 ( 2 điểm)
Trong bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, câu thơ thứ hai trong phần dịch nghĩa là:
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?
Trong phần dịch thơ của Nam Trân là: 
 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
	Hãy nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.
Câu 2 ( 2 điểm)
Cảm nhận của em về giá trị của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
 (Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (6 điểm)
Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: 
“Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức”. 
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------- Hết-------------
SBD:................... Họ và tên thí sinh: ..........................................................................
Giám thị 1: ..................................................................................................................
Giám thị 2: ..................................................................................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 02 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1
Kiểu câu: 
Phần dịch nghĩa là câu nghi vấn.
Phần dịch thơ là câu trần thuật.
0,5
0,5
2
 Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây sự xốn xang, xúc động mãnh liệt cho nhà thơ...
1,0
2
 Học sinh trình bày cảm nhận về giá trị của biện pháp nghệ thuật bằng một đoạn văn ngắn. Có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý sau:
Phép so sánh đã làm cho hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng, trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài...
Phép nhân hóa làm cho hình ảnh cánh buồm như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió...
Chú ý: Giáo viên căn cứ thực tế bài viết cho điểm hợp lí
2,0
3
Yêu cầu chung:
Kiểu bài: Nghị luận chứng minh
Vấn đề cần chứng minh: Lòng yêu nước và niềm khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
Phạm vi dẫn chứng: Trong “Nhớ rừng” và “Khi con tu hú”
Yêu cầu cụ thể: 
1. Hình thức: 
Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. 
Trình bày rõ ràng các luận điểm, dẫn chứng tiêu biểu.
2. Nội dung:
 Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý sau:
 * Ý 1: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước của tầng lớp trí thức:
+ Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ (Dẫn chứng: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt...” (Nhớ rừng).
+ Vì yêu nước nên mới uất ức khi bị giam cầm (Dẫn chứng: “Ngột làm sao chết uất thôi...” (Khi con tu hú).
* Ý 2: : Cả hai bài thơ đều thể hiện thái độ không chấp nhận cuộc sống nô lệ và niềm khao khát tự do cháy bỏng.
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy nơi núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rỗn rã tưng bừng. Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy... (Dẫn chứng...)
+ Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đầy nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào...(Dẫn chứng...)
* Biểu điểm
- Điểm 5 – 6: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, không mắc lỗi.
- Điểm 3 – 4: Bài viết cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc. Tuy nhiên còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả...
- Điểm 1 – 2: Bài viết đáp ứng được nửa yêu cầu trên nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả...
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
6,0
TỔNG:
10
* Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_lop_clc_hoc_ki_ii_mon_toan_lop_8_na.doc