Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án)

*Yêu cầu chung:

- Thể hiện kiến thức và kỉ năng viết một bài văn nghị luận xã hội về ý nghĩa của một tư tưởng, đạo lí tốt đẹp. Cách trình bày cần rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, liên kết, đúng chính tả, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể: Có thể trình bày bài văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý sau:

 Dẫn dắt giới thiệu vấn đề

2.1 Giải thích

- Quê hương là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất của ta; là những gì gần gũi, bình dị, cụ thể, thân thiết với mỗi con người.

2.2 Vai trò của quê hương trong đời sống mỗi con người:

- Quê hương có vai trò trong việc tạo dựng, bồi đắp tâm hồn, nhân cách mỗi con người.

- Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về mỗi con người.

- Quê hương là bệ phóng tinh thần, chắp cánh ước mơ cho mỗi người bay cao bay xa.

- Yêu quê hương cần đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước; yêu quê hương không chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả mọi miền quê và những gì thuộc về Tổ quốc.

2.3 Phản biện:

- Có một thực trạng hiện nay rất đáng phê phán, lên án: Có nhiều hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương như chê quê hương nghèo khó, lạc hậu.; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ, truyền thống quê hương mình. Bởi cội nguồn của tình yêu đất nước là tình yêu quê hương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 
 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
 Môn Ngữ Văn – Lớp 9
 Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1(2điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi(1):
À, thầy hỏi con nhé (2). Thế con ủng hộ ai?(3)
 Thằng bé giơ tay, mạnh bạo và rành rọt(4):
Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!(5)
 Nước mắt ông lão chảy tràn ra, ròng ròng hai bên má.(6) 
a.  Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
c.  Trong các câu trên câu nào là lời trần thuật của tác giả, câu nào là lời đối thoại của nhân vật.
Câu 2: ( 3 điểm)
 Từ đoạn văn hãy viết một bài văn nghị luận ngắn ( Khoảng 200-300 từ) bàn về vai trò của quê hương trong cuộc đời của mỗi con người.
Câu 3: ( 5 điểm) 
 Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rưng
 Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
 ( Ánh trăng, Nguyễn Duy,Ngữ Văn 9, tập 1, trăng 156)
.Hết..
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1: 
 Đề
 Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức
 Điểm
 Đề Chẵn
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

 a)
 Làng
0.5
 b)
 Tự sự
0.5
 c)
Lời trần thuật của tác giả : Câu( 1) ( 4) ( 6)
Lời đối thoại của nhân vật: Câu ( 2) ( 3) ( 5) 
0.5
0.5
 Đề lẻ


 a)
 Chiếc lược ngà

 b)
 Tự sự
0.5
 a)
 Chiếc lược ngà
0.5
 c)
Lời trần thuật của tác giả: Câu( 1) ( 5) ( 8)
Lời đối thoại của nhân vật: ( 2) ( 3) ( 4) ( 6) ( 7)
0.5
0.5
 Câu 2: Đề chẵn
Ý
 Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức
 Điểm

*Yêu cầu chung:


Thể hiện kiến thức và kỉ năng viết một bài văn nghị luận xã hội về ý nghĩa của một tư tưởng, đạo lí tốt đẹp. Cách trình bày cần rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, liên kết, đúng chính tả, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể: Có thể trình bày bài văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý sau: 

1.
 Dẫn dắt giới thiệu vấn đề
0.25
2
2.1 Giải thích
0.25

Quê hương là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất của ta; là những gì gần gũi, bình dị, cụ thể, thân thiết với mỗi con người.


2.2 Vai trò của quê hương trong đời sống mỗi con người:
1.5

Quê hương có vai trò trong việc tạo dựng, bồi đắp tâm hồn, nhân cách mỗi con người.
Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về mỗi con người.
Quê hương là bệ phóng tinh thần, chắp cánh ước mơ cho mỗi người bay cao bay xa.
Yêu quê hương cần đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước; yêu quê hương không chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả mọi miền quê và những gì thuộc về Tổ quốc.


2.3 Phản biện:
 0.5

Có một thực trạng hiện nay rất đáng phê phán, lên án: Có nhiều hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương như chê quê hương nghèo khó, lạc hậu...; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ, truyền thống quê hương mình... Bởi cội nguồn của tình yêu đất nước là tình yêu quê hương.

3.
Bài học , nhận thức, hành động:
Yêu quê hương là xây dựng, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người.
0.5

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc
Bài giảng liên quan