Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lịch sử - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)
Câu 2 (2,0 điểm).
Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Trình bày nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi môn chuyên: Lịch sử - Ngày thi: 03/6/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 04 câu trong 01 trang Câu 1 (3,0 điểm). Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng này? Câu 2 (2,0 điểm). Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Trình bày nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929). Câu 3 (3,0 điểm). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), thắng lợi nào đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của chiến thắng đó. Câu 4 (2,0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975). --------- HẾT --------- Họ và tên thí sinh :................................................... Số báo danh:....................... Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:................................................................... Cán bộ coi thi 2:................................................................... ơ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi môn chuyên: Lịch sử - Ngày thi: 03/6/2018 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng vẫn cho điểm đủ từng phần như hướng dẫn; thang điểm chi tiết do Ban chấm thi thống nhất. 2. Tuyệt đối không làm tròn điểm. II. Hướng dẫn chi tiết Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng này? a) Ý nghĩa - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người - Mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu, những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người 0.25 0.25 - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động - Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người 0.25 0.25 b) Tác động - Tích cực: + Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần + Tỉ lệ dân cư lao động trong ngành dịch vụ tăng 0.25 0.25 - Tiêu cực: + Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống 0.25 + Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ) 0.25 + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động và tai nạn giao thông 0.25 + Những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người 0.25 c) Liên hệ: (Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm điểm trên cơ sở những gợi ý sau) - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường... Đề cao giải pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình... 0.25 - Sự chung tay, hợp tác của các quốc gia để giải quyết ô nhiễm môi trường và các dịch bệnh... 0.25 2 (2,0 điểm) Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Trình bày nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929). a) Nguyên nhân - Pháp là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ 0.25 - Để bù đắp thiệt hại và hàn gắn vết thương chiến tranh, tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa 0.25 - Chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 - 1929) đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam 0.25 b) Nội dung - Tập trung vốn vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than) 0.25 - Mở thêm một số cơ sở công nghiệp 0.25 - Thương nghiệp: để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam, chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản 0.25 - Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm 0.25 - Tài chính, ngân hàng: thông qua ngân hàng Đông Dương, Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế 0.25 3 (3,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), thắng lợi nào đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của chiến thắng đó. a) Khẳng định: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -1954), thắng lợi đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954). 0.25 b) Hoàn cảnh * Âm mưu của địch - Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng nên Pháp cố nắm giữ. 0.25 - Na-va tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành khâu trung tâm của kế hoạch Na-va 0.25 - Lực lượng của địch lúc cao nhất lên tới 16.200 tên, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu với các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại 0.25 * Chủ trương của ta - Đầu tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. 0.25 - Mục tiêu chính: Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. 0.25 c) Diễn biến: Chia làm 3 đợt - Đợt 1, từ 13 - 3 đến 17 - 3 - 1954: quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc 0.25 - Đợt 2, từ 30 - 3 đến 26 - 4 - 1954: quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu Trung tâm 0.25 - Đợt 3, từ 1 - 5 đến 7 - 5 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam + Chiều 7 - 5 - 1954 quân ta đánh vào Sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954 Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra hàng, chiến dịch hoàn toàn thắng lợi 0.25 0.25 d) Kết quả - Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 0.25 - Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch (có một thiếu tướng), phá hủy và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại 0.25 4 (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975). a) Nguyên nhân thắng lợi - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân miền Nam 0.25 - Nhân dân hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà 0.25 - Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền 0.25 - Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới 0.25 b) Ý nghĩa lịch sử - Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 0.25 - Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước 0.25 - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỷ nguyên đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội 0.25 - Thắng lợi của nhân dân Việt Nam, thất bại của đế quốc Mĩ đã tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới. Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc 0.25 --------Hết--------
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_lich_su_nam_hoc_2018_20.doc