Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Hóa học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
1. Nhận biết các chất lỏng đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Ancol etylic; benzen; ancol anlylic (CH2=CH-CH2OH); axit axetic.
2. Từ tinh bột là chất chính, các chất vô cơ cùng các điều kiện khác có đủ hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: C2H5OH; C2H4(OH)2; etyl axetat; caosu buna.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Hóa học; Ngày thi: 12/6/2014 Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang. Câu I (2,5 điểm): 1. Cho các phương trình phản ứng dưới đây: A B + G B + G A B + H2O E E + N A + P + G + NaOH N N + NaOH P + E + HCl D + D + P A + Hãy xác định các chất A, B, D, G, E, N, P (mỗi chữ cái ứng với 01 chất) và viết các phương trình phản ứng. 2. Các khí A; B; C được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng lần lượt với các chất rắn: Natri sunfit; sắt (II) sunfua; kalipemanganat. Tiến hành các thí nghiệm sau: a) Sục khí A vào dung dịch có hòa tan khí B. b) Sục khí C lần lượt vào các dung dịch có hòa tan khí A; B. c) Cho lần lượt các khí A; B tác dụng với khí O2 dư. d) Cho lần lượt các khí A; B; C tác dụng với dung dịch NaOH dư ở 250C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). Câu II (2,0 điểm): 1. Nhận biết các chất lỏng đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Ancol etylic; benzen; ancol anlylic (CH2=CH-CH2OH); axit axetic. 2. Từ tinh bột là chất chính, các chất vô cơ cùng các điều kiện khác có đủ hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: C2H5OH; C2H4(OH)2; etyl axetat; caosu buna. Câu III (2,0 điểm): 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có, mỗi chữ cái ứng với 01 chất): 2. Hỗn hợp A gồm BaO; FeO; Al2O3. Hoà tan A trong nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Xác định các chất có trong B; D; E; G và viết các phương trình phản ứng xảy ra (Biết trong môi trường axit,bị khử thành Mn2+). Câu IV (2,0 điểm): 1. Cho 11,94 gam hỗn hợp A gồm Al; Fe; Fe3O4 (biết tỉ lệ số mol của Fe và Fe3O4 là 4:1) tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 0,1M thu được 0,672 lít H2 (đktc), dung dịch C và chất rắn D. a) Nhỏ từ từ đến hết V ml dung dịch HCl 0,25M vào dung dịch C thu được 1,17 gam kết tủa. Tính V. b) Hòa tan chất rắn D trong 200 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch E và còn dư 1,12 gam Fe. Tính x. 2. Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 0,784 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, đun nóng thu được 17,27 gam hỗn hợp rắn Y. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu V (1,5 điểm): 1. X là một hỗn hợp gồm 2 ancol (A) Cn H2n+1OH và (B) CnH2n(OH)2 có tỉ lệ mol 1: 1. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được gam H2. Xác định CTPT và viết CTCT của A; B. 2. Hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O) đơn chức. Thể tích hơi của 0,37 gam X bằng thể tích hơi của 0,16 gam khí ôxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). Cho 2,22 gam X vào 100ml dung dịch NaOH 1M (d=1,0262 g/ml), sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô, làm lạnh phần hơi rồi cho ngưng tụ hết. Sau thí nghiệm thu được chất rắn Y khan và 100 gam chất lỏng. Xác định CTCT và gọi tên của X. HẾT (Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Al=27; Cl=35,5; Fe=56; Cu=64) Họ và tên thí sinh: ............................................................ Số báo danh: .................................................................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: ..............................................Giám thị 2: ......................................................
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc_201.doc
- HDC HOA 10 CHUYEN.doc