Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về của anh/chị về quan niệm của A-rit-x-tốt: Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi môn chuyên: Ngữ văn - Ngày thi: 03/6/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 phần trong 02 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: HẠNH PHÚC Chiều hôm nay tôi nhìn thấy hạnh phúc ngời lên trong mắt cô bé hàng xóm Cô bé tật nguyền ngồi trên xe lăn Nhưng con sẻ gãy chân cô nuôi thì nhảy lại được rồi. Những bước nhảy lách chách liu riu trên mảnh sân xi măng con con đầy nắng Nó mổ những hạt cỏ trong kẽ nứt của buổi chiều Những bước nhảy gợi niềm mơ ước Vũ điệu hạnh phúc Tôi nhìn thấy hạnh phúc về với người mẹ già Hạnh phúc dẫn về cho bà đứa con trai từ trường cai nghiện Trong chiếc áo choàng lúc ấy của hạnh phúc Vẫn còn những vết sẹo dài và những vết kim Hạnh phúc hình giọt lệ Giọt lệ hình trái tim Tôi nhìn thấy hạnh phúc ngời trong đôi mắt em Ngày váy áo theo chồng mênh mang gió Hạnh phúc, Giản đơn nghĩa là còn được thở. Và biết thế nào là hạnh phúc, thế thôi. (Đàm Huy Đông, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, Xuân Mậu Tuất 2018) Câu 1 (0,5 điểm). Đề tài của văn bản là gì? Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những hạnh phúc khác nhau được tác giả tái hiện trong phần 1 và 2 của bài thơ (từ câu 1 đến hết câu 13)? Câu 4 (1,0 điểm). Trình bày cách hiểu của anh/chị (trong khoảng 3-4 câu) về quan niệm hạnh phúc của tác giả qua các câu thơ: Hạnh phúc, Giản đơn nghĩa là còn được thở. Và biết thế nào là hạnh phúc, thế thôi. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về của anh/chị về quan niệm của A-rit-x-tốt: Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta (Theo tudiendanhngon.vn). Câu 2 (5,0 điểm). Bàn về thơ, giáo sư Trần Đình Sử có viết: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức (Giáo trình Lí luận văn học - Tác phẩm và thể loại văn học, NXB ĐHSP, 2015, trang 129). Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu ấy qua đoạn thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... (Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục) ------HẾT------ Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................... Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:.................................................................................. Cán bộ coi thi 2:.................................................................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi môn chuyên: Ngữ văn - Ngày thi: 03/6/2018 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Yêu cầu đạt được Điểm Phần I (3,0 điểm) Câu 1 - Học sinh chỉ ra chính xác đề tài của văn bản: Hạnh phúc. Học sinh có thể diễn đạt bằng một từ hoặc một cụm từ có ý nghĩa tương tự: Những niềm hạnh phúc; Quan niệm về hạnh phúc (Nếu diễn đạt thành một câu hoặc một lập luận có chạm đến hạnh phúc hoặc diễn giải về hạnh phúcthì chỉ cho 0.25 điểm). 0,5 Câu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên: Tôi (nhà thơ, tác giả). 0,5 Câu 3 Những hạnh phúc khác nhau được tái hiện từ câu 1 đến hết câu 13. - Hạnh phúc trong mắt cô bé hàng xóm tật nguyền ngồi trên xe lăn khi con chim sẻ gãy chân cô nuôi đã nhảy được rồi. - Hạnh phúc của người mẹ già khi đứa con từ trường cai nghiện trở về. 0,5 0,5 Câu 4 Thí sinh trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác (trong khoảng 3-4 câu) quan niệm của tác giả về hạnh phúc. Nội dung trình bày đảm bảo được các ý sau: - Hạnh phúc là còn được thở: còn sống, được sống trong cuộc đời là một niềm hạnh phúc. - Và biết thế nào là hạnh phúc: phải tự hiểu và cảm nhận được hạnh phúc của chính mình mới là hạnh phúc. 0,5 0,5 Phần II (7,0 điểm) Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về quan niệm của A-rit-x-tốt: Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta. 2,0 *Yêu cầu hình thức: Học sinh trình bày đúng thể thức của một đoạn văn nghị luận trong dung lượng cho phép; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... 0,25 *Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Trình bày cách hiểu của bản thân về câu nói của A-rit-x-tốt: + Hạnh phúc: là sự hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống của mình, về những thứ mình đang có. + A-rit-x-tốt khẳng định: hạnh phúc do con người tự quyết định, tự tạo ra, tự cảm nhận hạnh phúc của chính mình. - Bình luận và chứng minh: Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì: + Hạnh phúc không tự nhiên mà có, con người phải nỗ lực tạo dựng, đấu tranh, gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc. + Mỗi người có quan niệm riêng về hạnh phúc và tận hưởng hạnh phúc theo cách của mình. Người ta chỉ hạnh phúc khi tự cảm nhận được. + Biểu hiện rõ nhất, chung nhất của hạnh phúc là trạng thái lạc quan vui vẻ, dồi dào năng lượng của con người, thể hiện qua thần thái, lời nói, hành động và hiệu quả làm việc. Hạnh phúc có sự lan tỏa tự nhiên, không thể giả tạo hoặc che giấu. - Bài học về hạnh phúc: + Phải có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, biết tạo dựng, trân trọng và giữ gìn, tận hưởng hạnh phúc một cách chính đáng. Nền tảng giá trị hạnh phúc lớn nhất của đời người là gia đình, sức khỏe; được sống và được yêu thương, được tự chủ để phát triển bản thân. + Phê phán người sống ỉ lại, dựa dẫm không biết tạo dựng hạnh phúc, không trân trọng hạnh phúc mình đang có hoặc chà đạp, giành giật hạnh phúc của người khác. (Học sinh có thể không đồng ý hoặc có ý kiến khác về câu nói của A-rit-x-tốt nhưng lập luận phải thuyết phục). 0,5 0,75 0,5 Câu 2 Bàn về thơ, giáo sư Trần Đình Sử có viết: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức (Giáo trình Lí luận văn học - Tác phẩm và thể loại văn học, NXB ĐHSP, 2015, trang 129). Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu ấy qua 15 câu thơ cuối bài Bếp lửa của Bằng Việt. 5,0 I. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích, đánh giá ý kiến: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức của giáo sư Trần Đình Sử và phân tích 15 câu thơ cuối bài Bếp lửa của Bằng Việt để chứng minh. 0,25 II. Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, biết phân tích một đoạn trích thơ để làm rõ vấn đề đó. Bài viết có bố cục đầy đủ (mở bài, thân bài, kết luận); kết cấu chặt chẽ; hệ thống luận điểm rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... 0,25 III. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Dẫn dắt và trích dẫn nguyên văn ý kiến về thơ của giáo sư Trần Đình Sử. (Tùy vào cách trình bày, học sinh có thể (hoặc không) giới thiệu nhà thơ Bằng Việt và trích đoạn bài thơ Bếp lửa). 0,25 2. Giải thích ý kiến: Giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức nghĩa là: - Đặc trưng của văn học nói chung, thơ ca nói riêng là tiếng nói của tình cảm. Nếu thiếu tình cảm, văn học sẽ chỉ là những thuyết lí khô khan, giáo điều, cứng nhắc. - Tình cảm trong thơ được bộc lộ một cách trực tiếp. Người làm thơ (nhân vật trữ tình) bao giờ cũng xưng hô ở ngôi thứ nhất để bày tỏ những cung bậc cảm xúc mãnh liệt và nồng cháy trong lòng. - Ý thức trong thơ thực chất là tư tưởng, là những triết lý khái quát mà nhà thơ tự ý thức về mình, về đời. => Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức nghĩa là người làm thơ thể hiện những rung động mãnh liệt trong tâm hồn, nhưng tình cảm ấy không nông nổi, hời hợt, nhất thời bề ngoài mà phải có chiều sâu, phải gắn liền và hòa quyện với tư tưởng, phải là những tình cảm lớn, tình cảm đẹp của nhân dân, nhân loại mới thuyết phục người đọc và có sức sống vượt thời gian. 1,0 3. Phân tích 15 câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để chứng minh. 3.1.Khái quát về tác giả Bằng Việt; hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo bài thơ Bếp lửa, vị trí đoạn trích. 3.2. Phân tích đoạn trích Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng quá trình phân tích phải đảm bảo: * Làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: - Từ hình ảnh bếp lửa thực (ở những khổ thơ trước) đến khổ thơ này, trong suy cảm của cháu, bếp lửa (ngọn lửa) ấy trở thành hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho tình yêu thương, niềm tin của bà, đó là: một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng và mãnh liệt. Từ bếp lửa cháu suy ngẫm, thương cảm: lận đận đời bà biết mấy nắng mưa. - Điệp từ nhóm được nhắc 4 lần liên tiếp vừa tạo âm hưởng trầm lắng, êm đềm mà da diết cho câu thơ vừa nhấn mạnh những gì bà đã nhóm, không chỉ nhóm bếp lửa sinh hoạt đời thường với nồi xôi gạo, khoai sắn mà còn nhóm niềm yêu thương, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Lửa đó là lửa của yêu thương diệu kì và thiêng liêngtheo cháu suốt cuộc đời. Lời thơ cảm thán bật lên tự nhiên bởi cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình trào dâng mãnh liệt, tha thiết. - Nhân vật trữ tình trở về với hiện tại qua lời thơ tự sự nặng trĩu ân tình, liệt kê những đổi thay của hoàn cảnh cũng như của con người nhưng ký ức về bà và bếp lửa trong cháu vẫn không phai nhạt. Câu thơ cuối bài là câu hỏi tu từ nhưng như một lời khẳng định, lời hứa thủy chung son sắt của cháu với bà, với quê hương, nguồn cội. * Khái quát và chỉ ra được đặc trưng của thơ (theo nhận đinh của GS Trần Đình Sử): - Cảm xúc mãnh liệt nổi bật của đoạn thơ là nỗi nhớ thương da diết, niềm xúc động, kính yêu của cháu với bà thể hiện qua giọng điệu, lời thơ vừa giàu chất tự sự, vừa tha thiết tâm tình; hình ảnh thơ được điệp đi nhấn lại như tiếng lòng của nhà thơ nghẹn ngào trong nỗi nhớ và lòng biết ơn. - Tình cảm mãnh liệt ấy không phải là những xúc cảm bồng bột ấu thơ mà được ý thức khi cháu đã lớn, đã chín chắn, thấu hiểu, không chỉ biết ơn bà mà còn biết ơn nguồn cội, quê hương, biết ơn quá khứ đã tạo dựng, đùm bọc thương yêu cho mình trưởng thành. => Triết lý sâu xa của đoạn thơ cũng là của bài thơ mà Bằng Việt muốn gửi đến người đọc: Những gì là sâu đậm trong kí ức tuổi thơ sẽ theo ta suốt cả cuộc đời, có tác dụng di dưỡng tinh thần, bồi đắp tình cảm, niềm tin và ước mơ; con người không thể trưởng thành mà không có nguồn cội. Quá khứ, nguồn cội chính là gốc rễ, điểm tựa để mỗi người luôn tìm thấy sự bình yên và mong muốn được trở về, sống lại những gì thân thương và ngọt ngào nhất. 1,5 1,0 4. Bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề - Ý kiến của giáo sư Trần Đình Sử khẳng định chính xác đặc trưng của thơ là tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Từ đó đặt ra vấn đề tiên quyết với nghệ sỹ là phải mang nặng tình yêu con người và cuộc đời, phải gửi gắm vào thơ những khái quát lớn về nhân sinh và cuộc đời để thơ luôn là tiếng lòng của độc giả mọi thế hệ, mọi thời. - Ý kiến cũng giúp cho bạn đọc biết tiếp nhận thơ một cách đúng nghĩa, hiểu giá trị của thơ là tiếng nói của tình cảm hòa quyện với tư tưởng, đọc một câu thơ là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. - Ý kiến đúng nhưng chỉ dừng ở nhận định về vấn đề mang tính cốt lõi của thơ ca, để hiểu đầy đủ cần thấy rằng thơ còn có đặc trưng về ngôn ngữ, tính nhạc, giọng điệu, sự âm vang và khoảng lặng ngôn từ, sự lạ hóa hình ảnh 0,5 5. Khái quát vấn đề nghị luận: - Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định, đặc trưng tư tưởng - tình cảm, sức sống của thơ và nét đặc sắc của trích đoạn cũng là của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt ). 0,25 Lưu ý: - Hướng dẫn chấm mang tính mở, giám khảo nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, chính xác khi cho điểm bài làm của thí sinh. - Đối với phần tự luận cần cân đối về nội dung và hình thức bài làm của thí sinh để cho các mức điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm. - Đối với câu nghị luận văn học: ngoài những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức cần đạt được trong hướng dẫn chấm, có thể thưởng điểm (tối đa không quá 0,5 điểm) cho những bài có sáng tạo trong tìm tòi, khai thác, bình giá chi tiết; biết liên hệ so sánh...(tuy nhiên yêu cầu lập luận phải thuyết phục và có cơ sở). - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25; không làm tròn điểm. --------Hết--------
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_ngu_van_nam_hoc_2018_20.doc