Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai ở phần truyện từ lúc nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến hết đoạn ông trò chuyện với đứa con út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông.

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC: 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm 03 c©u trong 01 trang
C©u 1 (1,0 điểm): 
	Tìm khởi ngữ trong các câu sau:
	a) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
	b) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
Câu 2 (3,0 điểm):
	Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
a) Hai khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
b) Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ biểu hiện qua hai khổ thơ trên.
Câu 3 (6,0 điểm):
	Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai ở phần truyện từ lúc nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến hết đoạn ông trò chuyện với đứa con út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông.
 ---------HẾT---------
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ..................................
Họ và tên, chữ kí: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................
H­íng dÉn chÊm thi tuyÓn sinh líp 10 THPT M«n: Ng÷ v¨n
 N¨m häc: 2010 - 2011
Câu 1(1,0 điểm): 
 a) Làm khí tượng b) Làm bài	 	 (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
Câu 2(3,0 điểm): a) Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. 	(1,0 điểm) 
 	 b)Thí sinh (TS) viết bài văn ngắn hoặc đoạn văn hoàn chỉnh và có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau (Đi từ tâm trạng, cảm xúc bao trùm hai hai khổ thơ đến các yếu tố nghệ thuật; Theo trình tự từng khổ thơ) nhưng phải đảm bảo các ý chính:
 - Hai khổ thơ nằm trong mạch cảm xúc của bài thơ: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào của nhà thơ và cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. 	(0,5 điểm)
 - Khổ thơ đầu: Câu mở đầu chỉ gọn như một thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. Khi vừa đến lăng Bác, nhà thơ đã xúc động trước hình ảnh hàng tre - một hình ảnh thân thuộc mà bao năm đã in hằn trong tiềm thức của người Việt Nam, hình ảnh đã trở thành biểu tượng của dân tộc. Một tình cảm ấm áp, thân thương và tự hào trào dâng	 	(0,5 điểm)
 - Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi Ngày ngàyrất đỏ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Hình ảnh thực dòng người và hình ảnh ẩn dụ tràng hoa... là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ, thể hiện được tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác...	 	(0,5 điểm)
 - Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi lãnh tụ yên nghỉ.	(0,5 điểm)
Câu 3 (6,0 điểm):
1.Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm bài NLVH với bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trong sáng, văn viết có cảm xúc, không sai chính tả và ngữ pháp, trình bày sạch sẽ.
2.Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính:
 - Diễn biến tâm trạng của ông Hai 
 + Khi nghe tin làng theo giặc: Đây chính là tình huống truyện (gay cấn-bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông).
 + Nghe tin làng theo giặc ông cảm thấy quá đột ngột, sững sờ rồi cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành nỗi ám ảnh, tủi thân, nhục nhã: Ông lặng người đi, tưởng như không thở được; ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra Niềm tự hào của ông về làng bấy lâu nay bỗng chốc bị sụp đổ. 
+ Những ngày sau đó ông suốt ngày nằm nhà nơm nớp lo sợ người ta bàn đến chuyện làng Chợ Dầu theo giặc: ông không dám đi đâu, không dám nói to
 + Ông rơi vào tình trạng bế tắc về làng hay ở lại vùng tản cư. Ở lại thì người ta xua đuổi về Làng là bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù
 + Không biết trò chuyện cùng ai, ông chỉ biết trò chuyện cùng cậu con trai út để vơi nỗi lo âu và như để minh oan cho ông(Tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu của ông; tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ qua những lời tâm sự với đứa con) * Thí sinh cần phân tích kĩ.
 (Có thể tóm tắt diễn biến như sau: Đột ngột, sững sờ, ám ảnh nặng nề, day dứt biến thành sự sợ hãi thường xuyên, đau xót, nhục nhã, tủi hổ-bế tắc, tuyệt vọng. Và qua việc phân tích diễn biến sẽ thấy tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu nước và tình yêu kháng chiến)
 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật: 
 Cách miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ,đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
3. Thang điểm:
 - Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
 - Điểm 4: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn một số sai sót nhỏ.
 - Điểm 3: Đáp ứng khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi nhưng không trầm trọng.
 - Điểm 2: Viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2010_2011.doc