Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi môn: Ngữ văn - Ngày thi: 01/6/2018 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 phần trong 02 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÙA GIÁP HẠT Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ băm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, mà anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt (Trích Mùa giáp hạt, Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50) Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2 (0,5 điểm). Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên? Câu 3 (1,0 điểm). Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (1,0 điểm). Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”. Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hoà nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD) ------HẾT------ Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:.................................... Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:.................................................................................. Cán bộ coi thi 2:.................................................................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi môn: Ngữ văn - Ngày thi: 01/6/2018 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Yêu cầu đạt được Điểm Phần I (3,0 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. 0,5 Câu 2 Yêu cầu: - Không đặt lại nhan đề văn bản Mùa giáp hạt của tác giả. - Học sinh đặt một nhan đề cho văn bản theo suy nghĩ của bản thân. Yêu cầu nhan đề: + Về nội dung: phải gắn với nội dung, ý nghĩa của văn bản. + Về hình thức: có thể diễn đạt bằng một từ (một cụm từ) hoặc một câu nhưng phải ngắn gọn rõ ý. - Ví dụ: Ký ức mùa giáp hạt; Tình yêu thương; Nỗi nhớ; Gia đình... 0,5 Câu 3 - Cụm từ lớn lên được dùng để thể hiện biện pháp tu từ điệp ngữ. - Học sinh trình bày được các ý sau để nêu tác dụng của điệp ngữ. + Nhấn mạnh sự trưởng thành, lớn lên của anh em tôi trong tình yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ; thể hiện lòng biết ơn, sự xúc động của tác giả. + Làm cho câu văn uyển chuyển, nhẹ nhàng, tăng tính biểu cảm, hình tượng, hàm súc 0,5 0,5 Câu 4 Học sinh diễn đạt được các ý sau: Trong văn bản trên, tác giả thể hiện: Nỗi nhớ về quá khứ. Lòng biết ơn, tình thương (sự thương cảm) với cha mẹ. 0,5 0,5 Phần II (7,0 điểm) Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. 2,0 *Yêu cầu hình thức: Học sinh trình bày đúng thể thức của một đoạn văn nghị luận trong dung lượng cho phép; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... 0,25 *Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Cha mẹ là người đã sinh ra con. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm cao cả, thiêng liêng và vĩ đại. - Biểu hiện tình yêu thương của cha mẹ: Nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo, hi sinh... hết lòng để con khôn lớn, trưởng thành. - Bổn phận làm con: + Biết ơn, vâng lời cha mẹ, luôn cố gắng học tập, rèn luyện mỗi ngày để cha mẹ vui lòng. Thấu hiểu và sẻ chia những vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ, giúp đỡ những công việc hàng ngày có thể. + Cha mẹ cũng không phải là người hoàn hảo, cần cảm thông, bao dung và giúp đỡ để cha mẹ hoàn thiện. - Phê phán, lên án những người không làm tròn bổn phận cha mẹ cũng như những người con vô tâm, hỗn hào, bất hiếu. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 Câu 2 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích thuộc tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. 5,0 I. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích đã cho. 0,25 II. Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích một nhân vật trong một đoạn trích. Bài viết có bố cục đầy đủ (mở bài, thân bài, kết luận); kết cấu chặt chẽ; hệ thống luận điểm rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... 0,25 III. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên. 0,5 2. Khái quát về hoàn cảnh ra đời, tư tưởng chủ đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và vị trí đoạn trích. - Sau chuyến đi công tác ở Lào Cai, Nguyễn Thành Long viết truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (1970), tác phẩm ra đời trong không khí tưng bừng xây dựng CNXH ở miền Bắc. - Bằng việc xây dựng tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật, Nguyễn Thành Long ca ngợi vẻ đẹp của người lao động mới và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Đoạn trích là một phần cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa các nhân vật. 0,5 3. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích 3.1. Là người có tình yêu nghề và sự gắn bó với công việc: - Những suy nghĩ, quan niệm về công việc: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được - Coi công việc là cách để giao cảm với cuộc sống, đem lại niềm vui: Công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. 3.2. Là người có tâm hồn cởi mở, giản dị: - Thèm được giao tiếp, coi đọc sách cũng là một cách giao tiếp với con người. - Khi có cơ hội được gặp gỡ mọi người, anh phấn khởi chia sẻ những suy nghĩ, quan niệm về công việc, cuộc sống một cách tự nhiên, chân thành. 3.3. Là người yêu nước, mong muốn được cống hiến hết mình cho đất nước: - Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận - Thấy thật hạnh phúc khi biết mình đã góp phần phát hiện ra một đám mây khô giúp không quân ta hạ nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng 3.4. Là người khiêm tốn: - Mặc dù đã lập được thành tích nhưng thấy vẫn chưa đủ, chưa hòa trong cuộc thi đua với bố - Không muốn bác họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu với bác họa sĩ những người khác xứng đáng hơn. => Bằng lối kể chuyện giản dị, khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, không đặt tên riêng cho nhân vật, Nguyễn Thành Long đã làm nổi bật hình tượng nhân vật anh thanh niên mang vẻ đẹp lí tưởng của người lao động mới XHCN: giàu lòng yêu nước, nhiệt huyết, sôi nổi, giàu khát vọng cống hiến; sống giản dị, khiêm tốn, chân thànhĐây là đặc trưng của văn học 1945-1975, xây dựng hình tượng con người mang vẻ đẹp của cái Ta cộng đồng, giàu chất sử thi và lãng mạn. 1,0 (0,5) (0,5) 0,5 0,5 0,5 0,5 4. Khái quát vấn đề nghị luận: Trích đoạn góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thành Long. 0,5 Lưu ý: - Hướng dẫn chấm mang tính mở, giám khảo nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, chính xác khi cho điểm bài làm của thí sinh. - Đối với phần tự luận cần cân đối về nội dung và hình thức bài làm của thí sinh để cho các mức điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm. - Câu nghị luận văn học: + Ngoài những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức cần đạt được trong hướng dẫn chấm, có thể thưởng điểm (tối đa không quá 0,5 điểm) cho những bài có sáng tạo trong tìm tòi, khai thác, bình giá chi tiết; biết liên hệ so sánh...(tuy nhiên yêu cầu lập luận phải thuyết phục và có cơ sở). + Thí sinh chỉ phân tích nhân vật trong phạm vi đoạn trích không mở rộng trong cả tác phẩm. Trường hợp không xác định được phạm vi yêu cầu đề thì nếu bài viết tốt, tối đa cũng chỉ cho nửa số điểm. - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25; không làm tròn điểm. --------Hết--------
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019.doc