Đề thi tuyển sinh môn Lịch sử Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Ngày thi 20-6-2012 - Năm học 2012-2013 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
Câu 3 (1,5 điểm):
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
B. Phần lịch sử thế giới (3,0 điểm)
Câu 4 (1,5 điểm):
Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị I-an-ta tháng 2 năm 1945? Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định quan trọng nào?
sở giáo dục và đào tạo hải dương ------------- ĐỀ CHÍNH THỨC kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên nguyễn trãI - năm học 2012-2013 môn thi: lịch sử Thời gian làm bài : 150 phút Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2012 (Đề thi gồm: 01 trang) A. Phần lịch sử Việt Nam (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Bằng những dẫn chứng lịch sử từ năm 1941 đến năm 1945, em hãy làm rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 2 (2,5 điểm): Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước? Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước? ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 3 (1,5 điểm): Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? B. Phần lịch sử thế giới (3,0 điểm) Câu 4 (1,5 điểm): Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị I-an-ta tháng 2 năm 1945? Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định quan trọng nào? Câu 5 (1,5 điểm): Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì”? -------------- Hết -------------- Họ tên thí sinh.. . Số báo danh. Chữ kí của giám thị 1....Chữ kí của giám thị 2.. sở giáo dục và đào tạo hải dương kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên nguyễn trãI - năm học 2012-2013 Hướng dẫn chấm môn lịch sử (Hướng dẫn gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, tuỳ theo mức độ thí sinh làm bài giám khảo cho điểm sao cho phù hợp. 2. ở từng ý, giám khảo cho điểm tối đa khi ý trả lời đúng, rõ, có dẫn giải, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, diễn đạt mạch lạc. 3. Thí sinh làm bài theo cách khác nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi thì giám khảo vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định. 4. Điểm của bài thi là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25. II. Đáp án và biểu điểm Phần Lịch sử Việt Nam (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Nội dung Điểm a. Lãnh đạo công cuộc chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. 1,50 - Nguyễn ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 đến 19-5-1941)hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. 0,25 - Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng các dân tộc Đông Dương, quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh 0,50 - Mặt trận Việt Minh thành lập ngày 19-5-1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng). Dưới sự lãnh đạo của Người, Việt Minh trở thành trung tâm đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. 0,25 - Theo chỉ thị của Người, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập (22-12-1944), phát động một phong trào đấu tranh chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên 0,25 - Dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời (tháng 6-1945). Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới 0,25 b. Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công. 1,50 - Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị toàn quốc Đảng họp từ ngày 14 đến 15-8-1945, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 0,25 - Người chủ trì Quốc dân đại hội Tân Trào (16-8), tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập ủy ban dân tộc giải phóng... 0,25 - Dưới sự lãnh đạo của Người, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội và trong cả nước giành thắng lợi nhanh chóng 0,25 - Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa... 0,25 Kết luận: Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh là người có vai trò to lớn trong việc lãnh đạo công cuộc chuẩn bị đầy đủ chu đáo cho Cách mạng tháng Tám và là người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 0,50 Câu 2 (2,5 điểm): Nội dung Điểm a. Tại sao Đảng ta phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước 0,75 - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc 0,25 - Đêm mồng 9-3-1945, quân Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương 0,25 - Đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù, quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” 0,25 b. Diễn biến của cao trào kháng Nhật, cứu nước. 1,25 - Từ giữa tháng 3-1945, cách mạng chuyển sang cao trào, phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở nhiều địa phương 0,25 - ở nhiều thị xã, thành phố và ngay cả ở Hà Nội, các đội danh dự của Việt Minh đã thẳng tay trừ khử bọn tay sai đắc lực của địch 0,25 - Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập 0,25 - Khu giải phóng Việt Bắc ra đời (tháng 6-1945) Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 0,25 - Phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” Một bầu không khí tiền khởi nghĩa lan tràn khắp cả nước, báo trước giờ hành động quyết định sắp tới. 0,25 c. ý nghĩa của cao trào Kháng Nhật cứu nước. 0,50 Cao trào Kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dượt vĩ đại, hoàn tất công cuộc chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang... Nhờ đó, khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng 0,50 Câu 3 (1,5 điểm): Nội dung Điểm a. Giống nhau. 0,50 - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ 0,50 b. Khác nhau. 1,00 - “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. 0,25 - “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. 0,25 - “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành ở miền Nam. “Chiến tranh cục bộ” không chỉ tiến hành ở miền Nam mà còn mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. 0,25 Quy mô và mức độ của “Chiến tranh cục bộ” lớn hơn và ác liệt hơn nhiều so với “Chiến tranh đặc biệt”. 0,25 B. Phần Lịch Sử Thế Giới ( 3,0 điểm) Câu 4 (1,5 điểm): Nội dung Điểm a. Hoàn cảnh lịch sử. 0,50 - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. - Ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh là Xta-lin, Ru-dơ-ven, Sớc-sin gặp gỡ tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11-2-1945. 0,5 b. Quyết định của Hội nghị. 1,00 - Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. ở châu âu... ở châuToàn bộ những quy định trên trở thành khuôn khổ trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 0,50 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác 0,50 Câu 5 (1,5 điểm): Nội dung Điểm a. Dẫn chứng về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. 0,75 - Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/7 của Mĩ), nhưng đến năm 1968 đã đạt 183 tỉ USD vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ (830 tỉ USD). Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23.796 USD... 0,25 - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong năm 1950-1960 là 15%... Trong những năm 1967-1969, nông nghiệp đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực... 0,25 Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. 0,25 b. Những nguyên nhân phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật bản. 0,75 - Cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. - Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. 0,25 - Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. 0,25 - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. - Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 0,25 -------------- Hết -------------- Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Dương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên bản tổng hợp Sử dụng đề giới thiệu biên soạn đề chính thức MÔN LịCH Sử Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT Nguyễn Trãi I. Thời gian: Sỏng ngày 18/6/2012 II. Thành phần: 1. Chủ tịch hội đồng: ễng Hoàng Văn Đoạt. 2. Người ra đề: - ễng Phạm Ngọc Văn - ễng Nguyễn Tiến Hiệp III. Nội dung: Sử dụng đề giới thiệu biờn soạn đề thi chớnh thức tuyển sinh lớp 10 THPT chuyờn Nguyễn Trói năm học 2012 - 2013. Sau khi bàn bạc, chỳng tụi đi đến thống nhất thành lập đề thi chớnh thức từ cỏc đề thi giới thiệu như sau: Đề chớnh thức Đề giới thiệu Điểm đề giới thiệu Ghi chỳ Cõu 1 (3,0 điểm) Cõu 2, đề 5 3,0 Cõu 2 (2,5 điểm) Cõu 2, đề 1 3,5 Cõu 3 (1,5 điểm) Cõu 3, đề 3 1,5 Cõu 4 (1,5 điểm) Cõu 4, đề 3 3,0 Cõu 5 (1,5 điểm) Cõu 4, đề 6 3,0 Cỏc cõu được sử dụng trong cỏc đề giới thiệu đều cú sự chỉnh sửa. NGƯỜI RA ĐỀ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_mon_lich_su_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai.doc