Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn (Chuyên) Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Ngày thi 20-6-2013 - Năm học 2013-2014 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
Câu 1:
- Đôi mắt người cha chứa cái nhìn tin yêu đối với người đồng chí, đồng đội.
- Ký thác ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử thiêng liêng: gửi cho con chiếc lược ngà tự tay mình làm ra.
- Đôi mắt có cái nhìn xót xa, tiếc nuối pha lẫn nỗi niềm ân hận, trăn trở vì tình cảm dành cho con chưa có cơ hội để thực hiện trọn vẹn.
- Tình cha con sâu nặng, bền vững, vượt qua cảnh ngộ éo le của chiến tranh, vượt qua cái chết để thành bất tử.
- Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc làm bừng sáng lên tình cảm thiết tha, cao đẹp của một chiến sĩ hy sinh thân mình cho tổ quốc. Gợi những xúc động, ám ảnh khôn nguôi.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HẢI DƯƠNG KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN (chuyên) Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 20 tháng 06 năm 2013 Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2 điểm) Cảm nhận hình ảnh đôi mắt của nhân vật ông Sáu trong đoạn văn sau: Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, tr 200, NXB Giáo dục, 2012) Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung hai khổ thơ cuối trong bài thơ sau: Một phù thủy Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thủy ló ra nhìn: “Anh muốn gì ?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng, Không bán!” (Quán hàng phù thủy - K. Bađjađro Prađip - Ấn Độ, Thái Ba Tân dịch) Câu 3 (5 điểm) Sự tinh tế, tài hoa của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang thu. ---------------------------Hết--------------------------- Họ và tên thí sinh..Số báo danh Chữ ký của giám thị 1Chữ ký của giám thị 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: Ngữ văn (chuyên) Ngày thi: 20 tháng 06 năm 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG – Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. – Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2 điểm) - Đôi mắt người cha chứa cái nhìn tin yêu đối với người đồng chí, đồng đội. - Ký thác ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử thiêng liêng: gửi cho con chiếc lược ngà tự tay mình làm ra. - Đôi mắt có cái nhìn xót xa, tiếc nuối pha lẫn nỗi niềm ân hận, trăn trở vì tình cảm dành cho con chưa có cơ hội để thực hiện trọn vẹn. - Tình cha con sâu nặng, bền vững, vượt qua cảnh ngộ éo le của chiến tranh, vượt qua cái chết để thành bất tử. - Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc làm bừng sáng lên tình cảm thiết tha, cao đẹp của một chiến sĩ hy sinh thân mình cho tổ quốc. Gợi những xúc động, ám ảnh khôn nguôi. Câu 2 (3 điểm) 1. Yêu cầu a. Về hình thức - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát. b. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Bài thơ có hình thức một câu chuyện nhỏ kể về hai nhân vật: Một người bán hàng là phù thủy - tiêu biểu cho đấng siêu nhiên có thế lực vạn năng. Người mua hàng tiêu biểu cho khát khao, cho hành trình kiếm tìm những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, trong đó: + “cây non”: sự khởi đầu - điều kiện ban đầu của cuộc sống. + “quả ngọt”, “tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn”: những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. + “trồng”: dựng xây, vun đắp tạo nên giá trị. - Ý kiến trên đây thực chất đề cập đến: + Giá trị cao đẹp của tình bạn, tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên Những thứ vô giá mà ai cũng mong muốn có được nhưng lại không thể mua cũng không thể bán. + Cách để có được tình bạn, tình yêu, sự bình yên và hạnh phúc Tất cả đều không có sẵn, không ai có thể tạo ra cũng không có phép màu nào có thể giúp ta mà tự bản thân mỗi người phải xây dựng, nỗ lực phấn đấu mới có được. Hạnh phúc không đến với những kẻ lười biếng, cũng không đến với loại người thực dụng thô thiển. (Cũng là cách thức để đi đến thành thành công. Bản thân mỗi người có vai trò quyết định sự thành công của mình). - Là quan niệm đúng đắn và sâu sắc: + Hạnh phúc, tình bạn, tình yêu nếu tự tạo lập được mới thấy hết giá trị của nó và nó mới trở nên vững bền. + Quá trình để cây non trở thành quả ngọt là một quá trình có niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại Điều đó cho ta nhiều trải nghiệm, nhiều bài học quý giá. - Phê phán loại người thực dụng thô thiển, kém hiểu biết, coi trọng vật chất hơn những giá trị tinh thần, ảo tưởng rằng hạnh phúc có thể tạo dựng được bằng tiền, thậm chí bằng cả danh dự, nhân phẩm. + Mỗi người bằng nhiều cách khác nhau hãy tạo lập những giá trị tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. 2. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc một số lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3 (5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: Cảm nhận được sự tinh tế, tài hoa của Hữu Thỉnh cũng là đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả. + Cảm nhận không gian mùa thu từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ ngoài vào trong. Tinh tế nhận ra: Nét thu thân thuộc, bình dị nơi làng quê. Không gian thu rộng mở, trong sáng đặc trưng của mùa thu. Mùa thu hiện hữu trong tâm tưởng con người. + Cảm nhận thời gian, lắng nghe nhịp điệu mùa thu đi với những biến chuyển âm thầm, tinh vi của tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa từ khi mới chớm thu đến khi định hình những nét đặc trưng của mùa thu, khi thu lan tỏa khắp đất trời, chiếm lĩnh mọi không gian. + Rung cảm trong lòng người trước mùa thu, từ ngỡ ngàng, bất chợt nhận ra tín hiệu báo mùa đến khi mơ màng, say đắm trước vẻ đẹp quyến rũ của thu rồi suy tư sâu lắng về con người, cuộc đời. Tinh tế trong cảm nhận chiều sâu của tạo vật, lòng người, bắt gặp suy ngẫm của con người sang thu, lồng ghép thu thiên nhiên và thu thế sự. Dùng cảnh để nói hồn thu. + Sử dụng những từ ngữ thiên về cảm giác, biểu đạt trạng thái bắt đầu, mong manh, bất chợt của mùa thu cũng như tâm trạng ngỡ ngàng, xao xuyến khi thu sang. Cách kết hợp từ mới mẻ, tạo cho những từ ngữ vốn rất bình thường cái thần thái riêng do đó hình ảnh hiện ra cũng có dáng vẻ, hình sắc riêng, dịu dàng, yểu điệu. Làm mới những hình ảnh quen thuộc do đó bức tranh thu vừa chân thực, thấm đượm hồn quê vừa mới mẻ, thi vị. 2. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Chưa đạt được yêu cầu nêu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_mon_ngu_van_chuyen_lop_10_thpt_chuyen_nguy.doc