Đề thi tuyển sinh môn Sinh học Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Ngày thi 20-6-2012 - Năm học 2012-2013 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 5(2,0 điểm):

a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng nào?

b. Trong tế bào sinh dục một loài sinh vật có hai cặp NST tương đồng với thành phần và trình tự phân bố các gen trên hai NST tương đồng của cặp thứ nhất là ABCDE và abcde , cặp thứ hai là FGHIK và fghik . Sự giảm phân tế bào sinh dục chứa 2 cặp NST nói trên thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần và trình tự phân bố gen trên NST là BCDE và fghik . Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu thành phần và trình tự gen trên các NST khác không đổi, xác định các loại tinh trùng còn lại có thể có?

c. Bằng những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?

Câu 6 (1,0 điểm):

a. Ở người, cặp gen dị hợp trên cặp NST 21 là Aa, cặp gen đồng hợp tử trên cặp NST 23 là XEXE. Khi giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội cặp NST 23 xảy ra ở lần phân bào thứ nhất của giảm phân. Thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể như thế nào?

b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh môn Sinh học Lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Ngày thi 20-6-2012 - Năm học 2012-2013 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HẢI DƯƠNG
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút 
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm): 
 Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định vỏ trơn, gen b quy định vỏ nhăn. Các gen phân ly độc lập.
P: Hạt vàng, vỏ nhăn x Hạt xanh, vỏ trơn. 
	F1: 50% Hạt vàng, vỏ trơn: 50% Hạt vàng, vỏ nhăn.
a. Xác định kiểu gen của P trong phép lai trên. 
b. Có thể sử dụng những phép lai như thế nào để biết kiểu gen F1 Hạt vàng, vỏ trơn là đồng hợp tử hay không?
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng như thế nào? Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
b. Con la là con lai của ngựa cái và lừa đực nên tế bào của con la chứa 2 bộ NST đơn bội của ngựa và lừa. Giải thích tại sao tế bào của con la vẫn nguyên phân bình thường, nhưng lại không giảm phân được bình thường?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?
Câu 4 (1,5 điểm): 
a. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: 
	Gen (một đoạn ADN) à mARN à Prôtêin à Tính trạng.
b. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi nào?
Câu 5(2,0 điểm):
a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng nào? 
b. Trong tế bào sinh dục một loài sinh vật có hai cặp NST tương đồng với thành phần và trình tự phân bố các gen trên hai NST tương đồng của cặp thứ nhất là ABCDE và abcde , cặp thứ hai là FGHIK và fghik . Sự giảm phân tế bào sinh dục chứa 2 cặp NST nói trên thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần và trình tự phân bố gen trên NST là BCDE và fghik . Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu thành phần và trình tự gen trên các NST khác không đổi, xác định các loại tinh trùng còn lại có thể có?
c. Bằng những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
Câu 6 (1,0 điểm): 
a. Ở người, cặp gen dị hợp trên cặp NST 21 là Aa, cặp gen đồng hợp tử trên cặp NST 23 là XEXE. Khi giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội cặp NST 23 xảy ra ở lần phân bào thứ nhất của giảm phân. Thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể như thế nào? 
b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp nào? 
Câu 7 (1,5 điểm):
 Trong đầm nuôi cá, cá mè trắng là sản phẩm chính tạo nên giá trị kinh tế cho đầm. Trong đầm còn có các loài cá tự nhiên là cá mương, cá dầu và cá măng. Cá dầu và cá mương tuy nhỏ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi lại phát triển rất mạnh mẽ. Tảo sống nổi là thức ăn của cá mương, cá dầu và cá mè trắng. Cá măng lại sử dụng cá mương, cá dầu làm thức ăn chính. Rái cá chuyên săn bắt cá măng và cá mè trắng. 
a. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong đầm.
b. Sau một thời gian cá măng bị người ta câu hết. Do vậy giá trị kinh tế của đầm có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Hãy giải thích hiện tượng trên. Để duy trì và nâng cao giá trị kinh tế của đầm, người nuôi cá cần áp dụng biện pháp sinh học nào vừa đơn giản, vừa thích hợp lại có hiệu quả cho đầm nuôi của mình?
---------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh:..................................................................Số báo danh:......................................
Chữ kí của giám thị 1:..........................................Chữ kí của giám thị 2:..........................................	
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút 
Ngày thi: 20 tháng 06 năm 2012 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1. (1,5 điểm)	
Đáp án
Điểm
 a. Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở con lai F1:
+ Về màu sắc hạt: 
P: Hạt vàng x Hạt xanh à F1: 100% Hạt vàng → AA x aa
+ Về hình dạng hạt: 
P: Vỏ nhăn x Vỏ trơn à F1: 50% Vỏ trơn x 50 % Vỏ nhăn → bb x Bb
Tổ hợp kiểu gen (AA x aa).(bb x Bb) à 
P: Hạt vàng, vỏ nhăn có kiểu gen là AAbb ...
P: Hạt xanh, vỏ trơn có kiểu gen là aaBb 
b. 
- Sử dụng phép lai phân tích  
- Cho cây Hạt vàng, vỏ trơn tự thụ phấn..
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2. (1,5 điểm)
Đáp án
Điểm
a. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi:
- Số lượng, hình dạng, kích thước ...............
- Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST..
* Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ:
Nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Quá trình nguyên phân sao chép y nguyên bộ NST 2n cho tế bào con. Giảm phân tạo giao tử có bộ NST đơn bội (n). Thụ tinh, sự kết hợp hai loại giao tử đơn bội đực và cái khôi phục bộ NST 2n  ..
b.
 - Khi tế bào của con la nguyên phân, mỗi NST giữ nguyên dạng NST bố lừa hay mẹ ngựa khi nhân đôi hay tách 2 crômatit tương đồng diễn ra một cách “độc lập” theo từng NST do đó các lần nguyên phân khởi đầu từ hợp tử không có gì trục trặc. ...
- Trong phân bào giảm nhiễm, các NST tương đồng khác nguồn trong kì đầu I, quá trình tiếp hợp không thể xảy ra đúng cách vì các NST của ngựa và lừa không khớp nhau cả về số lượng và cấu trúc ..
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 3. (1,0 điểm)
 *Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù vì:
- Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axitamin, cấu trúc không gian  .
- Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axitamin xếp theo những cách khác nhau đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin.  ...
 * Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc : Bậc 3 và bậc 4
0,25
0,25
0,5
Câu 4 (1,5 điểm)
a. Bản chất mối quan hệ được thể hiện trong sơ đồ:	
	Trình tự các nuclêôtit trong ADN(gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axitamin cấu thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
b. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi:
- Ở trạng thái đồng hợp lặn. ..
- Chỉ có 1 alen ( thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội. .
- Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc XO) ...
- Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng, ở thể đơn bội, ë thÓ lìng béi đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử (Aa -> aa) ..
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng : Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. ..
b. Đây là đột biến mất đoạn của NST ...
Các loại giao tử còn lại: BCDE và FGHIK; ABCDE và FGHIK; ABCDE và fghik; abcde và FGHIK; abcde và fghik .
(Mỗi trường hợp đúng được 0,1điểm, giáo viên sau chấm làm tròn đến 0,25 điểm)
c. Những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ:
- Tế bào đơn bội có số NST lẻ được đa bội hóa 
- Tế bào lưỡng bội đột biến dị bội hóa .
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 6 (1,0 điểm)
a. Thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể: AO; aO; AXEXE; aXEXE 
(Mỗi trường hợp đúng được 0,125 điểm, giáo viên sau chấm làm tròn đến 0,25 điểm)
b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp: ..
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
0,5
0,5
Câu 7 (1,5 điểm)
a.Sơ đồ lưới thức ăn trong đầmMè trắng
:
Tảo sống nổi
Cá măng
Rái cá
Cá dầu
Cá mương
b. Khi cá măng bị câu hết, tức là đối tượng tỉa đàn duy nhất của cá mương, cá dầu không còn nữa. Loại cá tạp này thả sức phát triển, khai thác phần lớn tảo sống nổi làm thức ăn gây suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn của cá mè trắng, đồng thời cá mè trắng trở thành nguồn thức ăn duy nhất của rái cá dẫn tới sự suy giảm sản lượng chất lượng cá mè trắng. 
Để nâng cao lợi tức của đầm, biện pháp sinh học đơn giản và có hiệu quả cần được áp dụng cho đầm là: Thả lại cá măng như vốn có trước đây và tìm diệt rái cá 
1,0
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_sinh_hoc_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_tra.doc